|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu thị giá cao thứ ba sàn HOSE mà ông Trịnh Văn Quyết nắm lượng lớn không có khớp lệnh sáng nay (28/3)

11:59 | 28/03/2022
Chia sẻ
Trái ngược với tình trạng giảm sàn của các mã “họ FLC”, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC không có giao dịch trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay (28/3), cổ phiếu “họ FLC” đồng loạt giảm sàn với khối lượng đặt bán giá sàn vài chục triệu đơn vị thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư chứng khoán. Những cổ phiếu nhự KLF, ART, HAI, FLC, ROS, AMD đều giảm hết biên độ.

Lượng đặt bán giá sàn cổ phiếu FLC là hơn 64,4 triệu đơn vị, trong khi khối lượng khớp lệnh cổ phiếu này trong phiên sáng là hơn 4,2 triệu cp.

Đi ngược cả nhóm, cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC lại không xuất hiện giao dịch. Trong những phiên trước đó, cổ phiếu GAB chỉ khớp lệnh vài trăm đơn vị mỗi phiên.

Qua tìm hiểu, cổ phiếu GAB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vào ngày 11/7/2019 với tên công ty cũ là Công ty Cổ phần GAB có trụ sở tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 2/2020, GAB đổi tên thành CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC là cổ đông lớn duy nhất sở hữu hơn 51% vốn điều lệ của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC. Với hơn 7,6 triệu cp GAB đang giao dịch tại thị giá trên 196.000 đồng/cp, ước tính giá trị cổ phiếu GAB do ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ

Trở lại với cổ phiếu GAB, trong những ngày đầu mới lên sàn, cổ phiếu này liên tục có những chuỗi phiên tăng trần giảm sàn đan xen. Cổ phiếu giao dịch dưới mức giá tham chiếu (10.000 đồng/cp). Sau giai đoạn lình xình, cổ phiếu GAB bất ngờ tăng phi mã với hàng chục phiên tăng trần giống như cổ phiếu ROS.

Sau mỗi đợt đi ngang, cổ phiếu GAB lại tăng giá xác lập nền giá mới, đóng cửa phiên 25/3 ở 196.400 đồng/cp. Theo quan sát, đây là mã có thị giá lớn thứ ba trên sàn HOSE.

 

 

Hoàng Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.