|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN

06:53 | 08/06/2020
Chia sẻ
Nhận định kĩ thuật về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm HVN, HCM, HPG, NLG, FCN.
Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 1.

Ảnh: Ánh Hường

HVN - Tích cực 

Xem thêm: Cổ phiếu tâm điểm ngày 9/6

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

HVN là một trong những cổ phiếu largecap đang vận động tăng tích cực, sau nhịp điều chỉnh đầu tháng năm. Thanh khoản tăng mạnh, đồng thuận cùng vận động tăng của HVN. 

EMA12 nằm trên EMA26, đồng thời RSI tăng dần, tiến vào vùng mua cho thấy tín hiệu tăng trong ngắn hạn. HVN đang trong quá trình hoàn thành mô hình tam giác. Ngưỡng kháng cự của cổ phiếu quanh 28. Ngưỡng hỗ trợ của cổ phiếu quanh 26. 

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 2.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu HVN

NLG – Tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

NLG là một trong những cổ phiếu midcap đang vận động tăng tích cực, sau nhịp điều chỉnh trung tuần tháng năm. 

Thanh khoản duy trì tích cực, đồn thuận cùng vận động tăng của NLG. EMA12 nằm trên EMA26, đồng thời RSI tăng dần, tiến vào vùng mua cho thấy tín hiệu tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng kháng cự của cổ phiếu quanh 25. Ngưỡng hỗ trợ của cổ phiếu quanh 23.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 3.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu NLG

HCM – Tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

HCM là một trong những cổ phiếu midcap đang trong xu hướng phục hồi tích cực sau giai đoạn giảm điểm từ cuối 2019. GVR đang kiểm tra kháng cự quanh ngưỡng 20. 

Đường MACD hội tụ. RSI vận động tăng nhưng chưa chạm quá mua, đồng thời EMA12 nằm trên EMA26. Thanh khoản tăng mạnh trong những phiên gần đây, đồng thuận cùng vận động tăng của HCM. Ngưỡng kháng cự của cổ phiếu là 20. Ngưỡng hỗ trợ của cổ phiếu là 18.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 4.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu HCM

HPG - Gặp khó tại ngưỡng kháng cự tâm lí trung và dài hạn

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kĩ thuật:

- HPG ghi nhận tín hiệu đảo chiều trên ngưỡng kháng cự 27,5. 

- Trên đồ thị ngày, đồ thị giá giao phủ nhận vai trò hỗ trợ của đường bình quân động EMA 11 phiên. 

- Tín hiệu báo bán xuất hiện trên cặp chỉ báo Stochastics và MACD. 

- Mục tiêu giảm giá ngắn hạn được xác định tại mốc giá 23,5.

Phân tích:

Quan sát biến động trong hai tháng gần nhất, ngoài diễn biến tăng giá liên tiếp trong tháng 4 và 5/2020 thì điểm đáng chú ý còn là dấu hiệu phân kì âm xuất hiện trong một tuần giao dịch gần nhất giữa đường giá HPG và chỉ số VN-Index. 

Dấu hiệu này cảnh báo khả năng cổ phiếu sẽ tạm ngắt chuỗi tăng giá vừa qua và sắp phải đối mặt với giai đoạn chốt lời ngắn hạn.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 5.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu HPG

FCN - Khả năng tiếp diễn đà tăng ngắn hạn

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kĩ thuật:

- FCN đang trong pha hồi phục của xu hướng giảm trung – dài hạn. 

- Thanh khoản mở rộng theo chiều giá lên báo hiệu lực cầu tích cực đang dẫn dắt xu hướng.

- Trong ngắn hạn, đà tăng của FCN được duy trì trên cơ sở của các nhịp tái lích lũy ngắn.

- Tín hiệu bứt phá của RSI và MFI cho thấy xung lực và dòng tiền đang hỗ trợ xu hướng.

Phân tích:

Kể từ tháng 4/2020 đến nay thì FCN vẫn đang vận động theo một xu hướng tăng có độ biến động tích cực hơn so với thị trường chung. Trong ngắn hạn thì cổ phiếu vừa trải qua nhịp tái tích lũy hẹp quanh vùng giá 9,2. 

Chốt phiên 4/6, FCN đã có phiên tăng mạnh và đây là lần đầu tiên trong vòng hai tuần cổ phiếu này có thể duy trì đà tăng tích cực đến cuối phiên và đóng cửa trên mức giá 9,5. Dấu hiệu bứt phá kèm thanh khoản cao báo hiệu nhịp tích lũy đã kết thúc và cổ phiếu có thể đã sẵn sàng quay lại chiều tăng giá.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 8/6: HVN, HCM, HPG, NLG, FCN - Ảnh 6.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu FCN

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.