|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản toàn ngành tiếp tục giảm, khối ngoại gom thêm STB

20:10 | 27/03/2022
Chia sẻ
Trong tuần qua (21/3 - 25/3), có tổng cộng gần 496 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư (giảm 13% so với tuần trước) tương ứng với giá trị giao dịch đạt 16.167 tỷ đồng (giảm 12%). Đây là tuần thứ 3 liên tiếp thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng sụt giảm.

 (Ảnh minh họa: STB).

18/27 mã tăng giá, thanh khoản toàn ngành tiếp tục giảm

Tuần giao dịch 201/3 - 25/3, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm ưu thế bởi sắc xanh với 18 mã tăng giá, 7 mã giảm và 2 mã đứng tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu NCB của Ngân hàng Quốc dân tăng mạnh nhất (+7,6%), với tâm lý tích cực sau thông tin “ông lớn” ngành bất động sản Sun Group mua vào gần 830.000 cổ phiếu của nhà băng này.

Tiếp nối đà tăng tích cực của tuần trước, cổ phiếu KLB của Kienlongbank tiếp tục tăng 4,6% trong tuần vừa qua, đứng thứ hai toàn ngành. Theo đó, chỉ sau hai tuần, cổ phiếu ngân hàng này đã tăng hơn 30%.

Ngoài cổ phiếu EIB có mức tăng trên 2%, phần lớn các cổ phiếu cùng ngành khác có mức tăng dao động quanh 0,2 - 1,7%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SGB giảm mạnh nhất (-2,2%), tiếp theo đó là VCB (-2%). Không chỉ VCB, cả hai "ông lớn" còn lại là CTG và BID cũng kết thúc tuần vừa qua trong sắc đỏ.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Thanh khoản của nhóm ngân hàng trong tuần qua tiếp tục đi xuống khi có tổng cộng gần 496 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư (giảm 13% so với tuần trước) tương ứng với giá trị giao dịch đạt 16.167 tỷ đồng (giảm 12%).

Trong đó, vị trí quán quân về thanh khoản tiếp tục thuộc STB với hơn 78,7 triệu cổ phiếu được giao dịch trong tuần, song vẫn giảm hơn 11% so với tuần trước đó. VPN, LPB, MBB lần lượt xếp sau đó với thanh khoản quanh mức 55 triệu đơn vị. Đây cũng là 4 mã có khối lượng giao dịch đạt trên 50 triệu cổ phiếu trong tuần.

Đáng chú ý, thanh khoản của cổ phiếu LPB bất ngờ tăng vọt lên hơn 76 triệu đơn vị (gấp đôi tuần trước), đứng thứ hai trong tuần qua. 

Song song với đó, tuần qua không có cổ phiếu ngân hàng nào có giá trị giao dịch đạt trên 3.000 tỷ đồng. Cao nhất là STB với 2.656 tỷ đồng. Còn lại VPB (2.173 tỷ đồng) là mã có giá trị giao dịch đạt trên 2.000 tỷ trong tuần.

Ở một diễn biến khác, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mạnh tay gom STB khi mua ròng gần 320 tỷ đồng trong 5 ngày giao dịch; SHB và HDB được mua ròng lần lượt là 70 và 50 tỷ đồng.... trong khi đó bán ròng hơn 47 tỷ đồng CTG.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị quyết 45 về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital) và Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital (JAMBF) đã đăng ký bán toàn bộ hơn 8,7 triệu cổ phiếu nắm giữ tại Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC - Mã: MIG). 

Shinhan Bank Việt Nam chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Kang Gew Won vào vị trí Tổng Giám đốcÔng Kang Gew Won gia nhập Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc từ năm 1995 và từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cao cấp trong 16 năm tại đây.

OCB công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước. Theo kế hoạch được đưa ra trước đó, OCB dự kiến duy trì mức cổ tức từ 20% - 25% cho cổ đông. 

 

Lê Huy

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.