|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cổ phần hóa hết ì ạch?

14:15 | 24/08/2019
Chia sẻ
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến hết năm 2020, phải hoàn tất cổ phần hóa (CPH) 93 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Như vậy, chỉ trong vòng hơn một năm, hàng loạt DNNN từ lớn đến bé sẽ lần lượt được bán cổ phần ra thị trường. Vì thế, ngoài câu chuyện đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn DNNN, việc nâng cao chất lượng hàng hóa, cách thức để bán vốn Nhà nước hiệu quả, được giá và hấp dẫn nhà đầu tư đang được nhiều chuyên gia và các cơ quan liên quan quan tâm bàn thảo.

Tiến độ CPH ì ạch vì những vướng mắc trong xác định tài sản, đặc biệt là đất đai của DNNN, vì tâm lý “giữ ghế” của lãnh đạo các DN phải CPH hay các địa phương thiếu quyết liệt… là nguyên nhân “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” thời gian qua. Những vướng mắc này đang dần dần được tháo gỡ. Mặt khác, thời gian tới, các hành vi gây chậm trễ CPH sẽ có sự kỷ luật thích đáng.

Theo Phó trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN Nguyễn Hồng Long, khả năng các DNNN thoái vốn “chạy nước rút” về đích ở chặng cuối là điều có thể mong đợi. Tuy nhiên, một vấn đề mà các chuyên gia và thị trường quan tâm hiện nay là làm sao không chỉ đẩy mạnh tiến độ mà còn nâng cao chất lượng công tác CPH, để CPH, thoái vốn DNNN đạt hiệu quả cao.

Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Phạm Đức Trung cũng thẳng thắn chỉ ra, kết thúc giai đoạn này, CPH DNNN có thể thành công về mặt số lượng. Nhưng điều lo ngại là kết quả chào bán cổ phần không đạt được tỷ lệ cao so với số lượng mà DN đã được phê duyệt.

Ông Trung dẫn chứng trường hợp của Tổng Công ty Sông Đà chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 219,6 triệu cổ phần, tương đương 48,82% vốn điều lệ sau cổ phần hóa, song chỉ bán thành công 0,37% khối lượng chào bán, còn lại “ế” tới 99,63% cổ phần.

Như vậy, tỷ lệ bán vốn, giai đoạn bán vốn làm sao để thị trường hấp thụ được… cũng là những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại khi các DNNN bán cổ phần ra thị trường. Ngoài ra, nhiều DNNN dù tốt nhưng tồn tại rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ cũng khiến nhà đầu tư chần chừ và nghi ngại khi quyết định xuống tiền…

Có thể thấy, tiến độ CPH cần thiết phải được đẩy nhanh. Nhưng cách thức CPH DNNN như thế nào để bán được “hàng” của Nhà nước với giá tốt, để những DN có tiềm lực thực sự hấp dẫn nhà đầu tư đang là vấn đề được dư luận rất quan tâm.

Vì vậy, chính bản thân DNNN, các cơ quan liên quan cũng phải thực sự đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để cổ phần DNNN thực sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả công tác CPH, thoái vốn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hà Lâm

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.