Cổ phần hóa DNNN vẫn ì ạch
Nhà nước thu về hơn 11.286 tỉ đồng từ phần vốn trị giá 783 tỉ đồng ở Vinamilk. Ảnh TL. |
Về tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp, Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết trong 3 tháng đầu năm 2017 có 7 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Điều này có nghĩa là chưa một doanh nghiệp nào được cổ phần hóa.
Bảy doanh nghiệp này có tổng giá trị thực tế là 1.855 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 379 tỉ đồng.
Năm 2016 có 56 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 34.017 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 24.390 tỉ đồng.
Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa 508 doanh nghiệp với tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 760.774 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 188.274 tỉ đồng.
Cũng trong 3 tháng đầu năm 2017, các đơn vị đã thoái được 3.072 tỉ đồng, thu về 14.236 tỉ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 3 tháng đầu năm 2017).
Trong đó đáng chú ý là thoái vốn ở SCIC. SCIC đã bán vốn tại 15 doanh nghiệp với giá trị là 1.333 tỉ đồng, thu về 12.139 tỉ đồng (bao gồm số thoái vốn của SCIC tại Vinamilk với giá trị 783,7 tỉ đồng, thu về 11.286,4 tỉ đồng).
Trong năm 2016, các đơn vị đã thoái được 5.149 tỉ đồng, thu về 18.832 tỉ đồng. Riêng ở SCIC, SCIC đã bán vốn tại 67 doanh nghiệp với giá trị là 1.577 tỉ đồng, thu về 4.116 tỉ đồng.
Trong giai đoạn 2011-2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm được 11.036 tỉ đồng, thu về 10.742 tỉ đồng. SCIC đã bán vốn tại 411 doanh nghiệp, với doanh thu bán vốn đạt 8.726 tỉ đồng, giá vốn 3.595 tỉ đồng, thặng dư bán vốn hơn 5.130 tỉ đồng, gấp 2,4 lần giá trị sổ sách.
Đánh giá về tình trạng cải cách DNNN, cơ quan này nhận xét một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN.
Tỷ lệ vốn Nhà nước ở các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Cục Tài chính doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi cổ phần hóa còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình thay đổi nền tảng quản trị.
[Chân dung doanh nghiệp] Kiếm tiền không khó đã đẩy PVN sang ngã rẽ
Với ngành công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên là dầu và khí đã giúp cho PVN có khối tài sản khổng ... |
Năm 2017 cổ phần hóa 4 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng
Năm 2017 sẽ tiến hành cổ phần hóa các Tổng công ty Sông Đà, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Đầu tư phát triển đô ... |
Thay vì 5 năm, nhà đầu tư chiến lược sẽ bị hạn chế bán cổ phần DNNN trong 3 năm
Thay vì hạn chế bán cổ phiếu trong vòng 5 năm, nhà đầu tư chiến lược phải bồi thường khi vi phạm cam kết mua ... |