|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Có nên để nhà thầu Trung Quốc làm sân bay Long Thành?

07:35 | 28/08/2017
Chia sẻ
Sự suy xét cần hết sức thận trọng. Bởi một cái “sân” khác: Sân vận động Mỹ Đình cũng còn đang sờ sờ ra đó như một bài học quá đắt cho việc ham rẻ.
co nen de nha thau trung quoc lam san bay long thanh
Phối cảnh phương án kiến trúc nhà ga sân bay Long Thành.

Sự suy xét cần hết sức thận trọng. Bởi một cái “sân” khác: Sân vận động Mỹ Đình cũng còn đang sờ sờ ra đó như một bài học quá đắt cho việc ham rẻ.

Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền cùng đối tác Trung Quốc vừa có văn bản đề xuất muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP). Văn bản cam kết sẽ xây dựng sân bay theo hướng “hiện đại và văn minh”. Thời gian xây dựng và vận hành, rất hấp dẫn, chỉ “từ 3-5 năm”. Còn về giá cả, thật ngọt ngào: Sẽ thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.

Long Thành, được Quốc hội thông qua với tổng mức đầu tư khái toán (thời điểm 2014) lên tới 336.630 tỉ đồng. Rõ ràng là một bài toán kinh phí không hề đơn giản. Chỉ tính riêng kinh phí giải phóng mặt bằng thôi, hiện chúng ta đã thiếu tới 18.000 tỉ đồng mà “chưa biết lấy đâu ra”! PPP, xét ra là hình thức đầu tư rất cần thiết. Nhưng không phải vì thiếu tiền mà chúng ta quá ham với sự rẻ.

Có lẽ sẽ không thừa khi nhắc lại bài học một cái “sân” khác: SVĐ quốc gia Mỹ Đình. Năm ấy (2001), dù mức kinh phí được khống chế là 67 triệu USD nhưng chúng ta đã bỏ qua những nhà thầu từng xây SVĐ State de Fcance với giá bỏ thầu cũng chỉ 57 triệu USD (Philipp Holzmann) để chọn nhà thầu Trung Quốc HISG, vốn chưa từng có kinh nghiệm xây dựng các công trình lớn.

Nguyên do chỉ vì HISG bỏ thầu 53 triệu USD - giá thấp nhất trong số các tập đoàn tham gia đấu thầu. Và SVĐ Mỹ Đình sau đó hằng năm phải chi phí hàng tỉ đồng để sửa chữa. Đến độ hồi sửa đường chạy phục vụ SEA Games, Giám đốc sân cho biết, phải cần 40 tỉ đồng để cải tạo toàn bộ đường chạy theo tiêu chuẩn Việt Nam, còn nếu muốn đạt chuẩn quốc tế, phải chi tới 70 tỉ đồng.

Ham rẻ, cho nên các thiết bị bị đánh tráo trắng trợn. Kết luận thanh tra thời điểm tháng 3.2004 cho thấy: 94% các thiết bị sử dụng xây SVĐ (tức là 17/18 triệu USD tiền thiết bị) không đúng với hợp đồng”!

Năm ngoái, khi kể lại chuyện SVĐ Mỹ Đình, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự vẫn tiếc nuối: “Nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng SVĐ Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”!

Chúng ta không đánh đồng các nhà thầu Trung Quốc, nhưng cũng không thể bàng quan với những cái bẫy giá rẻ. Bởi nếu bài học Mỹ Đình còn chưa đủ nặng ký thì hãy nhìn sang Cát Linh - Hà Đông. Mức đầu tư đã đội vốn 100% rồi. Hãy nhìn sang đường ống nước Sông Đà, cách đây 2 tháng lại vừa gặp sự cố, số lần vỡ, gặp sự cố mà nói ra chắc không ai tin nổi- 21 lần cả thảy.

co nen de nha thau trung quoc lam san bay long thanh Nhà đầu tư Trung Quốc xin xây sân bay Long Thành, Bộ GTVT chưa biết

Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết chưa nhận được bất cứ đề xuất nào của Geleximco và đối tác Trung Quốc về việc xây ...

co nen de nha thau trung quoc lam san bay long thanh Geleximco và đối tác Trung Quốc đề xuất xây sân bay Long Thành

Tập đoàn Geleximco vừa “bắt tay” với một Tập đoàn Trung Quốc có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, đồng ý cho đầu tư xây ...

Đào Tuấn