|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp ôtô Việt?

20:39 | 09/07/2017
Chia sẻ
Sau 20 năm hình thành, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang trong giai đoạn lạc quan hơn bao giờ hết.

Ngày 5/7, Grand i10 lắp ráp được giới thiệu tại nhà máy ôtô Hyundai Thành Công ở Ninh Bình. Mẫu Hyundai bán chạy nhất tại Việt Nam sau 3 năm nhập khẩu Ấn Độ nay chuyển sang lắp ráp, với giá bán giảm từ 10-42 triệu đồng tùy theo từng phiên bản.

co hoi nao cho nganh cong nghiep oto viet
Grand i10 lắp ráp tại nhà máy Hyundai Thành Công ở Ninh Bình.

Đây là bước đi thể hiện sự quyết tâm đầu tư chuyển dịch từ nhập khẩu nguyên chiếc sang sản xuất lắp ráp của Hyundai Thành Công, theo định hướng của Chính phủ phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. Ngược chiều với xu hướng chuyển lắp ráp sang nhập khẩu phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô tại Việt Nam thực hiện nhằm tận dụng thuế nhập khẩu 0% trong khối ASEAN vào 2018.Grand i10 lắp ráp tại nhà máy Hyundai Thành Công ở Ninh Bình.

Ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công cho biết hiện tại Grand i10 có tỷ lệ nội địa hóa 10%, lộ trình đẩy lên mức 40% trong 3 năm tới. Tham vọng của nhà sản xuất chưa dừng lại, trong 1 năm tới, họ sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa ASEAN của Grand i10 lên 40% để hưởng ưu đãi nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại ATIGA khi xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.

Hyundai Thành Công từng cho biết, cơ cấu sản phẩm xe du lịch của Hyundai tại Việt Nam sẽ chuyển dịch từ tỷ trọng 20% xe lắp ráp lên khoảng 70-80% trong năm nay, và tiếp tục nâng lên 90% vào 2018. Grand i10 mẫu xe thứ 3 lắp ráp trong nước, sau đó sẽ có thêm Tucson, bên cạnh SantaFe và Elantra lắp ráp từ trước.

Trường Hải cũng có những nét tương đồng với Hyundai Thành Công trong việc phát triển. Cả 2 đơn vị đều đầu tư mở rộng nhà máy, phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa để xuất ngược sang các nước Đông Nam Á. Cơ hội dành cho Trường Hải và Hyundai Thành Công là rất lớn vì cả Mazda và Hyundai chưa có nhà máy tầm cỡ đặt ở khu vực Đông Nam Á.

co hoi nao cho nganh cong nghiep oto viet

Không giống với sự lạc quan của Hyundai Thành Công và Trường Hải, Toyota Việt Nam đầu năm nay đã chuyển mẫu Fortuner từ lắp ráp sang nhập khẩu, đón đầu ưu đãi thuế nhập khẩu nội khối ASEAN, cắt giảm từ 5 xuống 4 mẫu xe lắp ráp. Hiện tại còn Camry, Vios, Innova và Corolla. Hãng xe Nhật vẫn giữ công suất 50.000 xe/năm, không có ý định tăng thêm. Trong khi đó, Ford còn Focus, Fiesta, Ecosport. Nissan chỉ lắp ráp duy nhất mẫu X-Trail. Honda có City và CR-V.

Toyota chỉ rõ về những bất lợi để xuất khẩu xe, khi nào tính toán "giá xuất xưởng + thuế xuất khẩu + phí vận chuyển" thấp hơn giá ở nước nhập khẩu xe đến thì ý tưởng xuất khẩu mới được thực hiện. Nhưng như hiện nay là rất khó, trong bối cảnh chính sách thuế, phí liên tục thay đổi tại Việt Nam.

Trong buổi họp báo ngày 28/5, ông Toru Kinoshita, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam thậm chí còn nói rằng: "Nếu không có gì thay đổi, Toyota sẽ không còn lắp ráp mẫu nào cho đến hết 2018".

Sự xuất hiện của đề xuất miễn thuế TTĐB cho phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ôtô giống như một điểm sáng. Nếu thành hiện thực, các đơn vị lắp ráp có thể hạ giá xe cả trăm triệu đồng, cạnh tranh lại xe nhập khẩu dù hưởng ưu đãi thuế 0%. Từ giá giảm sẽ tạo ra nhu cầu lớn của người tiêu dùng, tăng doanh số, mở rộng nhà xưởng kinh doanh, thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ.

co hoi nao cho nganh cong nghiep oto viet

Toyota cho rằng đề xuất mới là động thái khuyến khích bất cứ doanh nghiệp kinh doanh ôtô nào tại Việt Nam muốn nội địa hóa. Cơ hội chia đều có tất cả nhưng hiệu quả với từng hãng sẽ khác nhau do còn tùy vào sản lượng. Ông Toru Kinoshita không quên lưu ý về khả năng thực thi chính sách khi đề xuất trở thành hiện thực.

Dù sao đi chăng nữa, định hướng của Chính phủ vẫn là bảo vệ, khuyến khích ngành công nghiệp lắp ráp ôtô trong nước, đó cũng là cách mà Thái Lan hay Malaysia trở thành 2 nước sản xuất ôtô lớn nhất Đông Nam Á. Nếu không muốn đẩy ngành công nghiệp được coi là trọng điểm vào bước đường cùng như Australia.

Như ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam dự báo: "Ôtô lắp ráp sẽ gặp khó sau 2018 nếu không có gì thay đổi về chính sách. Để cạnh tranh lại, có lẽ xe lắp ráp cần chờ khoảng 5 năm nữa và quy mô thị trường đủ lớn, khoảng 500.000-700.000 xe mỗi năm mới có cơ hội".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thế Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.