|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu da giày Việt Nam

20:25 | 28/07/2018
Chia sẻ
Không lạc quan, nhưng cũng không bi quan. Đó là trạng thái của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) da giày - túi xách VN, trước “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung. Cơ hội và thách thức đan xen nhau sẽ chắc chắn diễn ra trong nay mai, đối với các DN da giày VN.
co hoi lan thach thuc cho xuat khau da giay viet nam Da giày chiếm lĩnh thị trường khó tính
co hoi lan thach thuc cho xuat khau da giay viet nam Xuất khẩu dệt may, da giày: Nhộn nhịp từ đầu năm
co hoi lan thach thuc cho xuat khau da giay viet nam
Năm 2018, dự kiến XK da giày - túi xách VN đạt 19,5 tỉ USD. Ảnh: C.H

Không ảnh hưởng xấu, các chỉ số đều tăng

Thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày - túi xách VN (Lefaso) cho thấy, tranh cãi thương mại giữa các nước lớn như: Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - EU... hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến XK của ngành da giày VN tại các thị trường này. VN có thặng dư thương mại cao với Mỹ, nhưng giá trị thặng dư này nhỏ, so với các nước lớn, nên trước mắt chưa ảnh hưởng đến thương mại song phương.

Trái lại, trong 6 tháng đầu năm 2018, các chỉ số phát triển của ngành da giày - túi xách đều tăng tốt. Cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp là 11,2%, cao hơn mức tăng của năm 2016 và 2017. Thậm chí, tình hình sản xuất nguyên phụ liệu cũng khởi sắc, khi ngành da giày đã chủ động được hơn 70% nguyên phụ liệu cho dòng sản phẩm trung bình và 50% nguyên liệu cho dòng trung cao...

Đặc biệt, ước tính 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam XK giày dép đạt 7,8 tỉ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017) và XK túi xách đạt 1,6 tỉ USD. Tổng kim ngạch XK toàn ngành ước tính đạt gần 9,5 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Và, dự kiến trong năm 2018, XK da giày - túi xách VN sẽ đạt 19,5 tỉ USD, tăng 8,3% so với năm 2017.

Ông Bùi Thế Hùng - Tổng GĐ Cty TNHH Khải Hoàn (TPHCM) - cho rằng: “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tạo cơ hội lớn cho DN Việt Nam. Những đơn hàng thay vì đặt ở Trung Quốc, sẽ “chảy” về VN. Thực tế cách đây không lâu, xung quanh hiệp định CTPP, mọi người đã chứng kiến rất nhiều đơn hàng từ Trung Quốc đã đổ về VN. Vấn đề đặt ra là các DN da giày VN làm gì để tận dụng cơ hội này cho sản phẩm “Made in VN” XK vào Mỹ ?”.

Thách thức không kém

Trong lúc đó, phát biểu với báo chí, ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Lefaso - cho rằng: “Trước mắt, ảnh hưởng từ chuyện áp thuế qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tác động tới VN. Bởi, hiện Mỹ đang tăng thuế đối với Trung Quốc ở các mặt hàng công nghệ cao. Thời gian tới, khoảng 6 tháng nữa, mới là tăng thuế các mặt hàng như giày dép, may mặc, đồ gia dụng v.v...

Lúc đó, VN có bị ảnh hưởng hay không sẽ thấy rõ”. Theo ông Kiệt, cái mà DN Việt Nam dễ bị “vạ lây” từ cuộc chiến của 2 “ông lớn” này, là ở chỗ sản phẩm “Made in VN” dễ bị nhái hoặc biến tấu, để DN Trung Quốc “mượn” và XK vào thị trường Mỹ. Bởi, biên giới VN và Trung Quốc giáp nhau, nên rất tiện cho DN Trung Quốc tận dụng xuất xứ VN để XK hàng sang Mỹ.

Ông Tăng Văn Đức - GĐ Cty giày Quế Bằng - nói: “Không ai có thể nói trước được điều gì xảy ra. Song, theo tôi, thách thức đối với DN Việt Nam là rất dễ xảy ra. Việc XK hàng sang Mỹ bị hạn chế, thì việc “tống” hàng sang VN là rất khả thi đối với Trung Quốc. Hoặc, các DN Trung Quốc sẽ tìm cách đăng ký đổ vốn đầu tư nhằm sản xuất hàng ở VN để có xuất xứ “Made in VN”.

Trên thực tế, phần lớn các công đoạn chế tạo đã hoàn tất ở Trung Quốc, họ chở hàng sang VN hoàn tất nốt một vài công đoạn đơn giản cuối cùng, đóng dấu “Made in VN” và XK sang Mỹ”.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso - khẳng định: “Năm 2018, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường XK chính của VN như: Mỹ, EU... tốt hơn năm 2017. Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày, để tập trung cho phát triển các ngành công nghệ cao.

Vì vậy, các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang VN, chờ cơ hội VN ký kết các hiệp định tự do thương mại như EVFTA và CPTPP, dự kiến có hiệu lực trong năm 2018 hoặc 2019”.

Điều quan trọng đặt ra cho các DN da giày VN là làm gì để đối phó với các tình huống “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? Ông Thuấn cho rằng, đây là vấn đề cấp bách mang tính quốc gia, mà Chính phủ, hay cấp thấp hơn là Bộ Công Thương phải có các giải pháp để giúp các DN.

Xem thêm

Cao Hùng