|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cơ cấu lại hệ thống TCTD, không loại trừ việc giải thể, phá sản

11:31 | 25/07/2017
Chia sẻ
Mạnh dạn xử lý dứt điểm các TCTD bằng các biện pháp giải thể, phá sản hay giảm tỷ lệ sở hữu tại các NHTM mà nhà nước trên 50% vốn điều lệ, cùng mục tiêu tăng vốn điều lệ đạt chuẩn Basel II là những nội dung trọng tâm trong giải pháp cơ cấu lại các TCTD giai đoạng 2016 - 2020.
co cau lai he thong tctd khong loai tru viec giai the pha san
Cơ cấu lại hệ thống TCTD theo hướng như thế nào?

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.

Thủ tướng định hướng tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính (CTTC) và cho thuê tài chính để lành mạnh hoá, nâng cao năng lực tài chính về quy mô và chất lượng. Đảm bảo hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo đúng quy định.

Thực hiện giải thể, phá sản để xử lý dứt điểm các NHTM và công ty tài chính yếu kém

Trong đó, tạo điều kiện cho các NHTM, CTTC và cho thuê tài chính lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý dứt điểm các tổ chức yếu kém có nguy cơ gây rủi ro lớn cho hệ thống. Có thể dùng các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật nhưng đảm bảo không gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn và ổn định của hệ thống các TCTD. Phấn đấu đến năm 2020 các NHTM có thể đạt chuẩn mực của Basel II.

Đối với NHTM lành mạnh, cần chủ động xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển vững chắc. Đồng thời khuyến khích các NHTM này tham gia xử lý các TCTD yếu kém và thiếu hụt thanh khoản bằng các hình thức như: cho vay hỗ trợ thanh khoản, mua lại, sáp nhập.

Còn với các NHTM yếu kém phải khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại toàn diện các mặt tài chính, quản trị. Trong trường hợp không có khả năng thực hiện các phương án đã được phê duyệt thì áp dụng các biện pháp như hạn chế/không chia cổ tức, kiểm soát việc chuyển nhượng cổ phần, dừng mở rộng quy mô; tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, điều hành của NHTM; đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; sáp nhập hoặc hợp nhất.

Đặc biệt đề án xác định rõ nếu không thể phục hồi hoặc không chuyển giao bắt buộc được thì cho phá sản hoặc thu hẹp dần hoạt động để xử lý giải thể, chấm dứt hoạt động. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư ngoại tham gia mua lại, sáp nhập NHTM yếu kém tại Việt Nam.

Các ngân hàng vốn nhà nước cần chú trọng tăng vốn điều lệ theo Basel II

Đề án nêu rõ đối với các NHTM do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cần chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp tăng vốn điều lệ để cải thiện nâng cao năng lực tài chính theo chuẩn mực của Basel II. Cùng với đó cần lựa chọn cổ đông chiến lược cho mình để đảm bảo có ít nhất một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có uy tín trên thị trường, có nằng lực tài chính và kinh nghiệm quản trị. Từ đó chuẩn bị các điều kiện tiền đề tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Ngoài ra, các NHTM này cần phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử, tăng cường khả năng bảo mật thông tin, rà soát các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chính và các khoản đầu tư ngoài ngành.

Về tín dụng, cần ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, ngành công nghiệp mũi nhọn,…Đồng thời tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN.

Riêng đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), đề án xác định Agribank phải giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời cần thực hiện cơ cấu lại theo mô hình ngân hàng thương mại đa năng, tăng vốn điều lệ để đảm bảo Basel II và triển khai các bước để thực hiện cổ phần hoá, giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước xuống tối thiểu 65% vốn điều lệ.

co cau lai he thong tctd khong loai tru viec giai the pha san Ba giai đoạn cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu đến 2020

Trong đó, các TDTC ngoài việc tăng vốn theo Basel II còn có chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành. VAMC dự ...

co cau lai he thong tctd khong loai tru viec giai the pha san Kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu

Cuối tuần qua ngành Ngân hàng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu ...

co cau lai he thong tctd khong loai tru viec giai the pha san Thống đốc Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu Ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020

Thống đốc Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của ngành ...

Diệp Bình