Ba giai đoạn cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu đến 2020
Theo Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, xác định hai giai đoạn trọng tâm từ 2017 đến 2020.
Năm 2016 tập trung vào việc xây dựng, triển khai phương án cơ cấu các tổ chức tín dụng; sửa đổi và bổ sung khung pháp lý, có ché, chính sách tiền tệ và xử lý nợ xấu.
Giai đoạn 2017 -2018, sẽ hoàn thành rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và xử lý nợ xấu. Triển khai Basel II áp dụng phương pháp tiêu chuẩn đối với 10 ngân hàng thương mại (NHTM).
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 (gọi tắt là Đề án)
Các TCTD xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai phương án cơ cấu lại phù hợp với các giải pháp tại Đề án
Các TCTD triển khai các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có sở hữu vốn cổ phần, vốn góp tại các TCTD hoàn thành tiến độ thoái vốn.
Triển khải nhóm giải pháp xử lý nhanh và căn bản nợ xấu.
Hoàn thiện cơ chế, mô hình tổ chức và hoạt động của VAMC, tăng vốn điều lệ cho VAMC đủ 5.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2019 – 2020 thực hiện các công tác sau:
Các NHTM có vốn điều lệ theo chuẩn Basel II, trong đó có ít nhất 12 -15 NHTM triển khai áp dụng Baseal II với phương pháp tiêu chuẩn trở lên.
Hoàn thành căn bản số nợ xấu cần phải xử lý thông qua giải pháp về xử lý nợ đọng trong đầu tư, xây dựng cơ bản, nợ xấu do chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ xấu cần phải xử lý thông qua tổ công tác liên ngành.
VAMC phải hoàn thành cơ bản xử lý số nợ xấu đã mua; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không tính các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý); tăng vốn điều lệ cho VAMC đủ 10.000 tỷ đồng.
Các TCTD hoàn thành các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị, điều hành.
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu nêu trên, đến năm 2020 hệ thống các TCTD Việt Nam cơ bản có mức vốn tự có tuân theo chuẩn Basel II và hình thành một số NHTM có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn trong khu vực và trên thế giới.
Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu phải được tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn chính trị và trật tự xã hội.
Agribank giảm lãi suất tất cả khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8
Đây là một trong những giải pháp được Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh đưa ra nhằm đẩy nhanh việc xử ... |
'Cần xác định chính xác hơn quy mô nợ xấu'
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng, có rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết nhờ Nghị quyết về ... |
[Infographic] Nợ xấu được quy định ra sao?
Theo Điều 4 trong Nghị quyết xử lý nợ xấu các TCTD mới được Quốc hội thông qua, nợ xấu cuối cùng cũng đã được ... |