|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CIEM: Kiến nghị phá giá đồng tiền là quá vội vàng và thiếu cơ sở

21:02 | 20/07/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Đình Cung cho hay Chính phủ đã rút được kinh nghiệm nên có lẽ sẽ không sử dụng cách thức như những kiến nghị không phù hợp để điều hành.
ciem kien nghi pha gia dong tien la qua voi vang va thieu co so 'Vua tiền ảo' Barry Silbert: Giá bitcoin chạm đáy, nhưng 99% các đồng tiền ảo sẽ vô giá trị

Biến động của nhiều đồng tiền lớn trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo theo không ít kiến nghị về việc phá giá đồng VND.

Với quan điểm khác, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng kiến nghị phá giá đồng tiền là quá vội vàng và thiếu cơ sở phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM), tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam là tác động đối với nền kinh tế thực. Chính vì vậy, dùng giải pháp tiền tệ để xử lý những vấn đề kinh tế thực sẽ không bao giờ giải quyết triệt để được. Theo ông Dương, các vấn đề từ nền kinh tế thực cần những giải pháp từ phía cung.

ciem kien nghi pha gia dong tien la qua voi vang va thieu co so

Bên cạnh đó, phá giá đồng tiền, điều chỉnh tỷ giá sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Chỉ mới nói về định hướng điều chỉnh tỷ giá tâm lý nhà đầu tư đã khác. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với biết động tỷ giá trong nước, biết động tỷ giá nước ngoài sẽ làm chi phí quản trị rủi ro của nhà đầu tư tăng lên rất nhiều.

Hiện nay, giá cả không ít mặt hàng trên thế giới đang có xu hướng tăng. Nếu phá giá VNĐ, dù chỉ ở mức 2-3%, thì Việt Nam có thể gặp phải tình trạng “nhập khẩu lạm phát” song song với rủi ro suy giảm kinh tế - điều đã gặp phải trong giai đoạn 2008-2009.

"Khi giá cả hàng hóa tăng, sẽ phải ứng phó với lạm phát trong nước. Đây chính là lấy đá tự ghè chân mình", vị chuyên gia bình luận.

Phá giá đồng tiền không chỉ ảnh hưởng về tỷ giá mà còn ảnh hưởng đến trao đổi thực hàng hóa Việt Nam với nước ngoài. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho hay, doanh nghiệp sợ nhất là phá giá đồng tiền. Thay vì hưởng lợi, doanh nghiệp phải mua hàng với giá cao ngay lập tức.

Tại Việt Nam, vấn đề tỷ giá rất nhạy cảm. Theo quan sát của CIEM, những giai đoạn Việt Nam phá giá mạnh cũng là lúc giá cả Việt Nam tăng rất nhanh. Giá cả hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên đắt đỏ so với hàng hóa thế giới. Khi đó càng tăng tiêu cực với cán cân thanh toán.

Khi đó, việc phá giá còn tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán.

Mặt khác, theo CIEM, tư duy phá giá đồng tiền càng không phù hợp trong bối cảnh sản xuất theo chuỗi giá trị hiện nay. Lý luận phá giá đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ tranh thủ nhập khẩu để tận dụng giá rẻ không còn đúng. Với việc đề cao quy tắc giao hàng theo thời hạn trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp sẽ chỉ nhập khẩu đủ theo nhu cầu sản xuất. Khi có nguy cơ, các nhà đầu tư sẽ dùng phòng ngừa rủi ro tỷ giá thay vì tranh thủ nhập khẩu thừa.

Theo đánh giá của CIEM điều hành tỷ giá hiện nay tương đối phù hợp. Từ một năm trở lại đây, tỷ giá bình quân của Việt Nam được điều chỉnh theo xu hướng tăng tỷ giá trung tâm nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ giá giao dịch trên thị trường.

Việc tăng này có ý nghĩa khi cộng với biên độ 3% làm cho tỷ giá Việt Nam linh hoạt hơn nhiều. Năng lực ứng phó tỷ giá của Việt Nam tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.

Ông Nguyễn Đình Cung cho hay Chính phủ đã rút được kinh nghiệm nên có lẽ sẽ không sử dụng cách thức như những kiến nghị không phù hợp để điều hành.

Xem thêm

N. A