Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam biết thời điểm cắt lỗ sẽ bảo vệ được mọi người trong suốt quá trình đầu tư. Trong trường hợp ta xác định sẽ sai nhiều hơn đúng thì những lần sai cần phải giới hạn số lượng thua lỗ.
Giao dịch khối ngoại vẫn nhuốm màu ảm đạm giữa lúc sắc đỏ bao trùm các cổ phiếu trên sàn. Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng phiên thứ hai liên tiếp với giá trị hơn 106 tỷ đồng.
Hai năm tăng điểm, GDP tăng trưởng mạnh, đồ thị kỹ thuật là những yếu tố khá tương đồng của VN-Index năm 2018 và hiện tại. Kịch bản lặp lại là điều không ai mong muốn nhưng lường trước cả những tình huống xấu nhất là cách quản trị rủi ro tốt nhất.
Tại sàn HOSE, nhà đầu tư ngoại củng cố xu hướng mua ròng trở lại bằng một phiên mua gom 715 tỷ đồng, tăng nhẹ so với trước đó. Về khối lượng, họ rót vốn ròng vào gần 21,5 triệu đơn vị, tập trung ở nhóm bất động sản, hoá chất.
Theo các chuyên gia, nếu tham gia vào nhóm ngân hàng ngay thời điểm hiện tại với mục tiêu ngắn hạn thì nhà đầu tư sẽ phải chịu nhiều gánh nặng tâm lý, tuy nhiên, nếu nắm giữ với tầm nhìn dài hạn thì việc duy trì cổ phiếu này trong danh mục lại là điều nên được cân nhắc.
Tại sàn HOSE, bất chấp đà bán tháo diễn ra trên diện rộng, khối ngoại quay lại gom ròng 574 tỷ đồng, tương đương hơn 11,98 triệu đơn vị. Lực cầu được ghi nhận ở hầu hết các ngành như bất động sản, dịch vụ tài chính, bản lẻ.
Tại sàn HOSE, khối ngoại chuyển bán ròng nhẹ về giá trị với 67 tỷ đồng khi thị trường chứng kiến sự lao dốc trong phiên chiều với áp lực chính đến từ nhóm vốn hoá lớn. Tâm điểm xả ròng thuộc về các nhóm ngân hàng, quỹ đầu tư và bảo hiểm.
Theo nhận định của giới chuyên gia, ngành ngân hàng nhìn chung là vô cùng tiềm năng bởi dân số Việt Nam đang ở độ tuổi vàng, lao động, thu nhập sẽ tăng theo thời gian. Điều quan trọng là ta phải biết mua ở giá nào và để bao lâu chứ cũng không có quá nhiều đáng ngại.
Tâm lý kém tích cực trong tháng 4 đã khiến NĐT cá nhân trong nước có tháng bán ròng mạnh nhất sau hơn một năm với giá trị 4.555 tỷ đồng. Các cá nhân nội bán ra trên diện rộng ở nhiều nhóm ngành, nhưng vẫn duy trì mua gom hơn nghìn tỷ đồng các mã VHM, VPB và DIG.
Tại sàn HOSE, dòng tiền ngoại nhập cuộc tích cực hơn khi thị trường có dấu hiệu lội ngược dòng trong phiên chiều. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại mua ròng 306 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 5,8 triệu đơn vị.
Theo ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ Đầu tư & Quản lý Tài sản, CTCP Chứng khoán Tân Việt, lượng hàng margin đang bị khóa lại nhờ các tổ chức đầu tư dài hạn. Khi tất cả dần cân bằng trở lại thì thị trường sẽ hồi phục và đi lên trong nghi ngờ. Quá trình tạo đáy đang rất tích cực.
Tại sàn HOSE, sau hai phiên bán ròng, dòng tiền ghi nhận cải thiện một phần đến từ khối lượng giao dịch đột biến trong kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Nhóm này chuyển mua ròng nhẹ 89 tỷ đồng, tâm điểm ở nhóm ngân hàng.
Với nhóm ngành hàng hoá hưởng lợi từ xuất khẩu như thuỷ sản và dệt may, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Yuanta Việt Nam đánh giá năm 2022 sẽ là năm tăng trưởng mạnh bởi biên lợi nhuận gộp của nhóm xuất khẩu đang tăng trưởng tốt trở lại khi lĩnh vực xuất khẩu dịch chuyển dần sang Mỹ, một thị trường chịu chi hơn so với Trung Quốc.
Tại sàn HOSE, xu hướng bán ròng của khối ngoại tiếp diễn với quy mô tăng nhẹ lên mức 308 tỷ đồng. Về khối lượng, áp lực bán ròng đạt 12,4 triệu đơn vị, duy trì ở nhóm bất động sản, xây dựng & vật liệu.
Sau chuỗi mua ròng kéo dài 8 phiên liên tiếp, lực cầu thu hẹp khiến khối ngoại đảo chiều bán ròng 261 tỷ đồng, tương đương 12,8 triệu đơn vị. Áp lực bán ròng tập trung ở nhóm bất động sản, xây dựng và vật liệu và dịch vụ tài chính.