|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 28/4: Nhà đầu tư ngoại bán ròng trăm tỷ đồng trước đợt nghỉ lễ, xả mạnh VHM

19:09 | 28/04/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, xu hướng bán ròng của khối ngoại tiếp diễn với quy mô tăng nhẹ lên mức 308 tỷ đồng. Về khối lượng, áp lực bán ròng đạt 12,4 triệu đơn vị, duy trì ở nhóm bất động sản, xây dựng & vật liệu.

Thị trường chứng khoán phiên chiều nới rộng biên độ dao động và liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc. Xu hướng phân hóa rõ nét hơn ở các nhóm ngành.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,78 điểm (0,21%) còn 1.350,99 điểm, HNX-Index tăng 3,11 điểm (0,87%) lên 3360,2 điểm, UPCoM-Index tăng 1,32 điểm (1,3%) đạt 102,69 điểm.

Thị trường giao dịch uể oải khi thanh khoản cạn kiệt do lượng hàng kẹp ở bên trên còn rất nhiều trong khi dòng tiền sau đợt bán giải chấp vẫn chưa sẵn sàng quay lại thị trường. Điều này phần nào cho thấy  bên bán hạ nhiệt song bên mua vẫn không hứng khởi hơn.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại sàn HOSE, xu hướng bán ròng của khối ngoại tiếp diễn với quy mô tăng nhẹ lên mức 308 tỷ đồng. Về khối lượng, áp lực bán ròng đạt 12,4 triệu đơn vị, duy trì ở nhóm bất động sản, xây dựng & vật liệu.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể, cổ phiếu VHM là đại diện bị bán ròng nhiều nhất với giá trị hơn 212 tỷ đồng, vượt xa những mã còn lại trong danh mục. Lực xả tại mã này đã xuất hiện từ phiên 20/4, ngay trước khi CTCP Vinhomes đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2022 lần lượt giảm 12% và 23% so với năm trước.

Cũng thuộc nhóm bất động sản, xây dựng, danh mục bán ròng còn lần lượt xuất hiện DIG (32,9 tỷ đồng), HBC (19,1 tỷ đồng), DXG (18,9 tỷ đồng), BCM (16,9 tỷ đồng)...Trong đó, BCM của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp là mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với mức tăng gần kịch trần.

Bên cạnh đó, giao dịch cùng chiều còn được ghi nhận tại DGC (61,1 tỷ đồng), VND (21,2 tỷ đồng), GEX (17 tỷ đồng), BCM (16,9 tỷ đồng)...

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều mua, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh mục mua ròng khi thu hút lực cầu 121 tỷ đồng, hay 2,8 triệu đơn vị. Nhờ giao dịch tích cực, HPG có thêm 1,41% giá trị về cuối phiên, qua đó đóng góp 0,67 điểm ảnh hưởng cho VN-Index. 

Kế đó, các nhà đầu tư ngoại tranh thủ mua gom 72,7 tỷ đồng cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long trong phiên giảm điểm, trước khi rót ròng nhẹ hơn vào HDG (18,8 tỷ đồng) và VRE (17,9 tỷ đồng).

Giao dịch tích cực trong phiên cũng được ghi nhận tại HDB (33 tỷ đồng), VCB (21,9 tỷ đồng), DPM (15,6 tỷ đồng), VHC (13,9 tỷ đồng),...

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ 1,1 tỷ đồng về giá trị. Tuy vậy, về khối lượng, nhóm này duy trì rót vốn ròng vào 304.669 đơn vị cổ phiếu. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VCS của CTCP Vicostone chịu áp lực xả ròng mạnh nhất với 4,1 tỷ đồng, theo sau bởi THD của Thaiholdings (2,1 tỷ đồng). Tương tự, dòng tiền ngoại cũng rút khỏi SHS (567 triệu đồng), IDC (490 triệu đồng), TNG (439 triệu đồng)...

Ở chiều mua, nhóm này chỉ rót ròng trên 1 tỷ đồng ở cổ phiếu PLC của Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex. Kế đó, lực cầu tập trung nhẹ hơn tại SD5 (877 triệu đồng), PVI (717 triệu đồng), TA9 (666 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, sau một phiên bán ròng chục tỷ đồng, nhóm này quay lại mua ròng nhẹ gần 2 tỷ đồng, tương đương 77.600 đơn vị. 

Xét giao dịch chiều mua, dòng tiền ngoại tập trung ở bộ đôi cổ phiếu SIP (2,8 tỷ đồng) và LTG (1 tỷ đồng). Nối tiếp, giao dịch tương tự xuất hiện tại ACV (769 triệu đồng), NTC (730 triệu đồng),...

Trái lại, các nhà đầu tư ngoại bán ròng chủ yếu 4,5 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của VEAM Corp. Theo sau, áp lực bán ròng còn được ghi nhận tại CSI (913 triệu đồng), CLX (421 triệu đồng), MPC (332 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.