|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (28/4): Bluechips thu hẹp đà giảm, VN-Index giảm gần 3 điểm với thanh khoản èo uột

14:50 | 28/04/2022
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên chiều nới rộng biên độ dao động và liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc. Xu hướng phân hóa rõ nét hơn ở các nhóm ngành.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,78 điểm (0,21%) còn 1.350,99 điểm, HNX-Index tăng 3,11 điểm (0,87%) lên 3360,2 điểm, UPCoM-Index tăng 1,32 điểm (1,3%) đạt 102,69 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 28/4. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường phiên chiều liên tục rung lắc với các nhịp trồi sụt quanh tham chiếu. Điểm sáng là nhóm bluechips thu hẹp đà giảm về cuối phiên giúp VN-Index không đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày.

VN-Index đóng cửa giảm gần 3 điểm với thanh khoản tiếp tục suy giảm. Thị trường giao dịch uể oải khi thanh khoản cạn kiệt do lượng hàng kẹp ở bên trên còn rất nhiều trong khi dòng tiền sau đợt bán giải chấp vẫn chưa sẵn sàng quay lại thị trường. Điều này phần nào cho thấy  bên bán hạ nhiệt song bên mua vẫn không hứng khởi hơn.

Tính đến 1400, VN-Index giảm 4,2 điểm (0,31%) còn 1.349,57 điểm, VN30-Index giảm 3,32 điểm (0,24%) về 1.398,71 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên chiều nới rộng biên độ dao động và liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc. Xu hướng phân hóa rõ nét hơn ở các nhóm ngành. Theo quan sát, hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là bất động sản, ngân hàng đang tác động tiêu cực nhất lên VN-Index với gánh nặng giảm điểm đến từ các bluechips như VHM, VIC, VCB, BID, GVR, CTG.

Tốc độ giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp, tính đến hiên tại giá trị giao dịch trên HOSE chỉ đạt hơn 10.500 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 6,25 điểm (0,46%) lên 1.347,52 điểm, HNX-Index tăng 1,8 điểm (0,5%) lên 358,89 điểm, UPCoM-Index tăng 0,72 điểm (0,71%) lên 102,09 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 28/4. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường nới rộng đà giảm về cuối phiên sáng do áp lực điều chỉnh từ nhóm vốn hóa lớn. Theo ghi nhận, các mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index có VCB, GAS, VHM, SAB, BID và VNM. Chiều ngược lại, BCM, HPG, TCB, REE đóng vai trò nâng đỡ chỉ số.

Diễn biến kém sắc phủ bóng lên nhiều nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, dầu khí, bán lẻ,... Ngược dòng thị trường, cổ phiếu thép duy trì đà tăng đến cuối phiên sáng với các mã tăng giá trên 1% có VGS, NKG, HPG và POM. Trong khi HSG, HMC và TLH đang giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu.

Mặc dù chỉ số giảm hơn 6 điểm, số mã tăng giá chiếm ưu thế trên sàn HOSE với 221 mã tăng, 209 mã giảm và 52 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 375,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 9.339 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 7.654 tỷ đồng.

Tính đến 10h45, VN-Index giảm 2,28 điểm (0,17%) xuống 1.351,49 điểm, VN30-Index giảm 2,69 điểm (0,19%) còn 1.399,34 điểm.

VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ hẹp đến giữa phiên sáng. Đà tăng thu hẹp và chỉ số đang đảo chiều giảm nhẹ. Thanh khoản sáng nay tương tự phiên hôm qua cho thấy lực cầu yếu ớt và còn dè chừng trước xu hướng hiện tại.

Họ đầu cơ nhà FLC lại có thêm 1 phiên giao dịch tích cực với ROS tăng kịch trần và trắng bảng bên bán, trong khi FLC, AMD, KLF, HAI, ART đồng loạt tăng mạnh 4,4 - 6,6%.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 3,06 điểm (0,23%) lên 1.356,83 điểm, HNX-Index tăng 4,85 điểm (1,36%) đạt 361,94 điểm, UPCoM-Index tăng 0,93 điểm (0,92%) lên 102,3 điểm.

Thị trường đầu phiên sáng diễn biến lình xinh quanh tham chiếu, VN-Index giảm trong biên 1.350 - 1.352 trong 30 phút đầu phiên sau đó dần quay đầu xanh nhẹ. Biến động hẹp với thanh khoản thấp tiếp tục cho thấy sự thận trọng của dòng tiền trước kỳ nghỉ lễ dài ngày.

Đồng pha với VN-Index, VN30-Index sau hai phiên dẫn dắt cũng đang tranh chấp dữ dội với những cú rung lắc nhẹ quanh ngưỡng tham chiếu. Rổ VN30 hiện đang tăng gần 4 điểm, mã tăng nhỉnh hơn mã giảm với tỷ lệ 16/12.

Diễn biến theo nhóm ngành, tại nhóm dầu khí, trụ GAS giảm 2,2%, trong khi các mã còn lại trong nhóm vẫn đang giao dịch khá tích cực với TDG tăng 5%, theo sau là OIL (+3,1%), BSR (+2,8%), PVO (+1,9%), PVC (+1,1%),... Họ nhà thép giao dịch khá tích cực với loạt mã tăng trên 1,5% như HPG, NKG, TVN, TLH, VGS, POM,...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 27/4 có lúc tăng mạnh nhưng đóng cửa gần tham chiếu, chưa đạt được sự hồi phục đáng kể sau phiên bán tháo 26/4.

Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm nhẹ 1,8 điểm còn 12.489 điểm, mức thấp nhất trong hơn một năm trở lại đây. Trong phiên, có lúc Nasdaq bật tăng tới 1,7%, tương đương 213 điểm.

Tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc tăng 457 điểm nhưng đóng cửa chỉ còn tăng 62 điểm, tức 0,2%. S&P 500 cũng kết phiên tăng 0,2%.

Thu Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).