Chứng khoán Mỹ (23/1) khởi sắc cùng kết quả kinh doanh
Chứng khoán Mỹ 22/1: Dow Jones mất hơn 300 điểm sau 4 phiên tăng liên tiếp |
Cụ thể, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 171,14 điểm lên 24.575,62 điểm. Nhìn chung chỉ có những cổ phiếu công bố lợi nhuận là cổ phiếu tăng mạnh, những cổ phiếu khác biến động rất ít.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.638,70 điểm, dẫn đầu là mức tăng 1,2% của nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu.
Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,1% lên 7.025,77 điểm.
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 23/1. Nguồn: Bloomberg. |
Trong rổ chỉ số Dow Jones, cổ phiếu United Technologies và Procter & Gamble cùng tăng trên 4,8% sau khi thông báo lợi nhuận quí IV cao hơn kì vọng. Cổ phiếu IBM thì tăng tới 8,5%, đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ 18/10/2017.
Ông Andres Garcia-Amaya, nhà sáng lập của Zoe Financial nhận định: “Suy cho cùng, khi bạn nhìn vào số liệu, điều có ảnh hưởng nhất tới thị trường là kết quả lợi nhuận. Tôi cho rằng nhóm ngành công nghệ là nhóm có khả năng chi phối tình hình của toàn bộ thị trường chứng khoán. Xét về biên lợi nhuận, nhóm công nghệ rõ ràng có mức biên lớn nhất, bỏ xa các nhóm ngành khác”.
Ông nói thêm: “Nếu biên lợi nhuận của nhóm công ty công nghệ đi xuống, nhà đầu tư chắc chắn sẽ thấy lo lắng”.
Đến thời điểm này, đã có hơn 14% số công ty trong rổ S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quí IV. Trong số này, 72,9% có lợi nhuận thực tế vượt kì vọng của giới phân tích, theo số liệu của FactSet. Tuy nhiên, chỉ 58,7% có doanh thu thực tế vượt kì vọng.
Nhìn chung lợi nhuận của các công ty đã báo cáo tăng trưởng khoảng 13,2%, nhỉnh hơn so với kì vọng. Tuy nhiên, đây lại là mức tăng trưởng lợi nhuận chậm nhất kể từ quí IV/2017 khi lợi nhuận của các công ty S&P 500 tăng 15,5%.
Trong phiên trước (22/1), thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống và chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp với chỉ số Dow Jones giảm hơn 300 điểm và tâm lí thị trường lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.
Đầu tuần này, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2019, giảm từ 3,7% xuống còn 3,5%. Với năm 2020, IMF dự báo tăng trưởng đạt 3,6%. Tháng 10 năm ngoái, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng một lần do căng thẳng thương mại. Lần này, IMF còn phải để tâm đến cả những vẫn đề bất ổn khác như Brexit. Số liệu kinh tế kém khả quan của Trung Quốc cũng khiến tâm lí lo ngại của thị trường tăng lên.
Xem thêm |