Chứng khoán Châu Á (4/1) chìm trong sắc đỏ theo chân phố Wall, Nikkei mất hơn 700 điểm
Chứng khoán Châu Á đồng loạt lao dốc phiên đầu năm 2019, Hang Seng mất hơn 700 điểm |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 3,64% trong phiên giao dịch đầu giờ sáng trong khi chỉ số Topix mất 2,9% với hầu hết các nhóm ngành đều đi xuống.
Cổ phiếu tập đoàn Softbank giảm hơn 4,5% và cổ phiếu Fast Retailing (công ty đứng sau chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo) giảm hơn 3,5%. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa trong hai ngày thứ 4 và thứ 5 vì ngày lễ quốc gia.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,14%.
Thị trường chứng khoán Australia cũng phải chịu chung số phận, chỉ số ASX 200 giảm gần 1% với hầu hết các nhóm ngành cùng giảm điểm. Trong đó nhóm có trọng số lớn nhất là ngân hàng giảm 1,13%, cổ phiếu 4 ngân hàng lớn giảm từ 0,63 đến 1,21%.
Diễn biến thị trường chứng khoán Châu Á đầu giờ sáng 4/1. Nguồn: CNBC. |
Diễn biến tiêu cực của chứng khoán Châu Á đầu phiên 4/1 được cho là phản ứng đồng pha với phiên giảm sâu của thị trường chứng khoán Mỹ phiên 3/1.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 660 điểm (tức 2,8%) xuống còn 22.686,22 điểm, dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu Apple. Có lúc chỉ số gồm 30 bluechips này giảm tới hơn 700 điểm so với cuối phiên trước.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3% xuống 6.463,5 điểm, chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 cũng giảm tới 2,47% còn 2.447,89 điểm trong đó nhóm ngành công nghệ sụt trên 5%.
Trước đó, gã khổng lồ công nghệ Apple ra thông báo cắt giảm ước tính doanh thu quí I từ 89-93 tỉ USD trước đó xuống còn 84 tỉ USD. Ước tính doanh thu mới này cũng thấp hơn dự báo của giới phân tích là 91,3 tỉ USD. Vì vậy không có gì khó hiểu khi cổ phiếu Apple giảm gần 10%, khiến đây trở thành phiên giảm sâu nhất của cổ phiếu táo khuyết kể từ năm 2013.
CEO Tim Cook của Apple cho biết nguyên nhân hãng điều chỉnh giảm dự báo doanh thu là thị trường Trung Quốc kém khả quan do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại với Mỹ.
Thông tin này làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Chỉ số sản xuất ISM tháng 12 của Mỹ thấp hơn so với kì vọng của giới phân tích cũng khiến cho tâm lý nhà đầu tư thêm bi quan. Trước đó,Trung Quốc cũng công bố số liệu cho thấy hoạt động tại các nhà máy trong tháng 12 giảm sút.