[Chùm ảnh] Nhìn lại 70 năm mối quan hệ 'bão táp' Mỹ - Triều Tiên
Nơi ông Trump và ông Kim sắp gặp nhau có gì đặc biệt? | |
Tổng thống Donald Trump có thể ký hiệp định chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên với ông Kim Jong Un |
Một thỏa thuận giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể đánh dấu sự khởi đầu của quá trình kết thúc can thiệp quân sự của Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên.
Mục tiêu ban đầu của Mỹ nhằm chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trở thành cuộc chiến đầy bế tắc để ngăn chính quyền họ Kim sở hữu vũ khí hạt nhân có thể vươn đến đất Mỹ.
Dưới đây là những hình ảnh ghi lại quan hệ đầy chông gai giữa hai nước trong gần 70 năm qua.
Phía trên và bên phải: Photo 12/Universal Images Group/Getty Images. Phía dưới bên trái: Bettman/Getty Images. |
Các quan chức Mỹ và Triều Tiên đi đến cuộc đàm phán ngừng bắn tại làng biên giới Bàn Môn Điếm vào tháng 11/1951. Cuộc đàm phán kéo dài đến năm 1953. Quá trình hồi hương tù nhân từ cả hai phía là chướng ngại lớn nhất, khi nhiều người Triều Tiên từ chối hồi hương.
Bettmann/Getty Images |
Tổng thống Mỹ vừa đắc cử Dwight Eisenhower (trái) ăn cùng các lính Mỹ trên mặt trận vào tháng 11/1952. Trong chiến dịch tranh cử trước đó, ông Eisenhower chỉ trích Tổng thống Harry Truman không có khả năng chấm dứt cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên và cam kết sẽ tự mình giải quyết.
Ảnh trên: Interim Archives/Getty Images. Video dưới: Archive Films Editorial/Getty Images. |
Tướng Mỹ W. K. Harrison Jr. (trái) và tướng Triều Tiên Nam Il (phải) ký hiệp định đình chiến, kết thúc cuộc xung đột kéo dài 3 năm, vào tháng 7/1953. Hàn Quốc từ chối tham gia và một hiệp định hòa bình chính thức vẫn chưa đạt được.
Sovfoto/Universal Images Group/Getty Images |
Lính Mỹ gặp gỡ đồng nghiệp từ Quân đội Nhân dân Triều Tiên trong lễ ăn mừng sau khi hiệp định đình chiến được ký kết. Lệnh ngừng bắn thiết lập một khu vực phi quân sự rộng 4 km chia cắt hai miền Triều Tiên.
Bettmann/Getty Images |
Phó Tổng thống Richard Nixon thăm một nhóm lính Mỹ gần khu vực phi quân sự vào tháng 11/1953. Một trong những nhiệm vụ của ông là ngăn Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man, người từng phản đối hiệp định đình chiến, tái khởi động cuộc chiến với Triều Tiên.
Bettmann/Getty Images |
Thủy thủ đoàn của tàu USS Pueblo chờ lên máy bay vào tháng 12/1968 sau 11 tháng bị giam giữ tại Triều Tiên. Vụ việc bắt giữ thủy thủ đoàn của tàu do thám là một trong những cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên nhiều năm sau hiệp định đình chiến.
Bettmann/Getty Images |
Tổng thống Ronald Reagan quan sát Triều Tiên từ đài quan sát tại chốt an ninh Mỹ trong khu vực phi quân sự vào tháng 11/1983.
Pool/AFP/Getty Images |
Tổng thống Bill Clinton giám sát chiếc cầu chia cắt hai miền Triều Tiên vào tháng 7/1993. Nếu Triều Tiên phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, "đó sẽ là dấu chấm hết cho đất nước họ", ông Clinton nói với các lính Mỹ.
KCNA/KNS/AP |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành ngồi cùng cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim qua đời. Các cuộc nói chuyện giữa hai nhà lãnh đạo mở đường cho Thỏa thuận Khung, làm đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên để đổi lại nguồn cung dầu và hai nhà máy điện hạt nhân chống làm giàu uranium.
Shawn Thew/AFP/Getty Images |
Tổng thống Bill Clinton tiếp Phó tư lệnh Kim Jong Il và tướng Jo Myong Rok tại phòng Bầu dục vào ngày 10/10/2000. Hai nước ra tuyên bố chung cam kết không nuôi "ý định thù địch" với nước kia.
Chien-Min Chung/AFP/Getty Images |
Nhà lãnh đạo Kim Jong Il nâng ly cùng Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 24/10/2000. Cả hai thảo luận về việc chấm dứt chương trình tên lửa của Triều Tiên và chuyến thăm của Tổng thống Clinton nhưng không bao giờ thành hiện thực.
Luke Frazza/AFP/Getty Images |
Tổng thống Mỹ George W. Bush quan sát Triều Tiên xuyên qua khu vực phi quân sự vào tháng 2/2002. Trước đó, ông đã mô tả Triều Tiên, cùng với Iraq và Iran, là một "trục ma quỷ". Ông Bush sau đó quyết định rút khỏi Thỏa thuận Khung năm 1994 với cáo buộc Triều Tiên sắp phát triển thành công bom uranium.
Handout/Getty Images |
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau, Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Không làm giàu hạt nhân. Các quan chức Mỹ xác nhận Triều Tiên đã tái khởi động các lò phản ứng.
Trái: Ramin Talaie/Bloomberg. Phía trên bên phải: Jung Yeon-Je/AFP/Getty Images. Phía dưới bên phải: Dennis Brack/Pool/Getty images |
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc John Bolton (hình trái) bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên dừng các vụ thử hạt nhân sau khi nước này cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên (hình trên bên phải) vào tháng 10/2006. Ông Bolton hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump.
Jewel Samed/AFP/Getty Images |
Tổng thống Barack Obama thăm khu vực phi quân sự vào năm 2012. Chính phủ của ông đã áp dụng chính sách "kiên nhẫn chiến lược", chỉ đối thoại với Triều Tiên dưới một số điều kiện nhất định. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un phớt lờ các điều kiện này và tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân.
KCNA/KNS/AFP/Getty Images |
Ông Kim Jong Un vui mừng sau vụ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 vào ngày 3/7/2017. Một vụ phóng ICBM khác cũng trong tháng 7 cho thấy Triều Tiên đã đủ sức chế tạo tên lửa có tầm bắn đến các thành phố của Mỹ như Denver và Chicago.
Timothy A. Clary/AFP/Getty Images |
Tổng thống Donald Trump cảnh báo Liên Hiệp Quốc rằng Mỹ đã sẵn sàng "phá hủy hoàn toàn" Triều Tiên và mỉa mai ông Kim Jong Un là "Người Tên lửa" vào ngày 19/9 năm ngoái.
KCNA/KNS/EPA |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra lệnh phóng tên lửa ICBM Hwasong-15 mới và mạnh hơn vào ngày 28/11/2017. Ông Kim tuyên bố chương trình vũ khí đã "hoàn thành" sau vụ thử trên, cho thấy tên lửa Triều Tiên đã đủ sức vươn đến nước Mỹ.
Jung_yeonJe/AFP/Getty Images |
Người dân theo dõi bài diễn văn năm mới của ông Kim Jong Un vào ngày 1/1/2018 trên truyền hình. Dù vẫn phô trương sức mạnh hạt nhân, ông Kim tỏ ra cởi mở hơn khi cho phép Triều Tiên tham dự Olympics Mùa đông tại Hàn Quốc.
Trái: Chip Somodevilla/Getty Images. Phải: Jean Chung/Bloomberg |
Đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong (hình trái) bất ngờ thông báo với các phóng viên Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ gặp ông Kim Jong Un. Bên ảnh phải, một người đọc báo Munhwa Ilbo đưa tin ngoại giao chấn động trên.
KCNA/KNS/AP |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thăm bí mật đến Bình Nhưỡng trong cuối tuần nghỉ lễ Phục Sinh. Cuộc gặp diễn ra nhiều tuần trước khi Nhà Trắng tiết lộ về nó. Ông Pompeo trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm Triều Tiên sau chuyến đi của Ngoại trưởng Madeleine Albright vào năm 2000.
Pool/Getty Images |
Tổng thống Donald Trump gặp đặc phái viên Kim Yong Chol của nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào ngày 1/6, sau khi nhận được bức thư từ ông Kim. Tổng thống Trump sau đó tuyên bố cuộc gặp ngày 12/6 sẽ diễn ra như dự kiến, dù thừa nhận ông Kim sẽ không lập tức từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Jonathan Ernst/Reuters. |
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã khép lại cuộc gặp lịch sử vào ngày 12/6 tại Singapore bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/