Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 15,2 triệu thùng lên 503,2 triệu thùng trong tuần trước, trong khi kì vọng của các nhà phân tích là giảm 1,4 triệu thùng, theo Reuters.
Giá dầu tăng sau khi OPEC+ đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau nhiều ngày bất đồng nội bộ. Các thành viên đã quyết định tự nguyện điều chỉnh sản lượng cắt giảm tháng 1/2021 thêm 0,5 triệu thùng/ngày từ 7,7 triệu thùng/ngày xuống còn 7,2 triệu thùng/ngày.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh bao gồm Nga đang nghiêng về khả năng trì hoãn tăng sản lượng dầu theo kế hoạch của năm tới trong ít nhất ba tháng để hỗ trợ giá “vàng đen” khi đại dịch COVID-19 bùng phát làn sóng thứ hai.
Giá dầu đã tăng hơn 1% vào phiên giao dịch ngày 20/11, ghi nhận tuần thứ ba tăng liên tiếp, nhờ việc thử nghiệm vắc xin COVID-19 thành công. Trong khi đó, một số nước gia hạn lệnh phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Giá dầu giảm xuống dưới 41 USD/thùng tại New York do sự lây lan của dịch bệnh làm giảm triển vọng nhu cầu. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu thô vẫn tăng hơn 8% sau tin tức về sự đột phá của vắc xin COVID-19.
Theo thống kê của Reuters, số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ đã tăng hơn 120.000 ca vào ngày 5/11 - mức tăng kỉ lục hàng ngày thứ hai liên tiếp trong khi Pháp cũng tiếp tục ghi nhận kỉ lục 60.486 ca nhiễm mới vào ngày 6/11. Điều này đang gây áp lực lớn lên nhu cầu dầu thô thế giới.
Theo trang Oilprice, giả sử một kịch bản có thể được gọi là bế tắc chính trị ở Washington DC xảy ra dưới sự kiểm soát của Tổng thống Joe Biden, giới chuyên gia cho rằng điều này sẽ khiến cổ phiếu tăng giá.
Giá dầu Brent và WTI đồng loạt tăng khoảng 3%. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đây chỉ là đợt tăng ngắn hạn bởi còn nhiều yếu tố bất lợi đối với thị trường dầu thô, nhất là ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá dầu tiêp tục ghi nhận mức giảm thứ hai hàng tháng khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở châu Âu và Mỹ làm gia tăng mối lo ngại về triển vọng tiêu thụ nhiên liệu.