Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021.
Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sú sang thị trường Anh tăng đột phá, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ chiếm 2,7% tỷ trọng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang Anh.
Đại diện một doanh nghiệp thuỷ sản Mỹ cho rằng giá tôm có thể giảm do nguồn cung từ các nước nuôi tôm lớn tăng lên và các đơn hàng đến tay các công ty nhập khẩu. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng thời điểm hiện tại rất khó đánh giá nguồn cung trong thời gian tới là bao nhiêu.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi sau khi sụt giảm trong năm ngoái.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,51 tỷ USD tăng 50,5% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch COVID-19.
Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm mạnh. Các lô hàng đi Nga đã xuất nhưng chưa chắc chắn về khả năng thông quan, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn với khâu thanh toán qua ngân hàng.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 1 đạt trên 313 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết thị trường xuất khẩu lớn đều tăng trưởng khả quan.
Tôm Việt Nam được nhập khẩu vào 17 bang của Mỹ. Trong đó bang New York ghi nhận khối lượng nhập khẩu nhiều nhất với 31.647 tấn, chiếm 36% tổng khối lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Mỹ.
Giá tôm thẻ và sú tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg vì vùng nuôi "cháy hàng", lứa tôm mới thả chưa đến vụ thu hoạch trong khi các doanh nghiệp ráo riết thu gom nguyên liệu, sản xuất để trả các đơn hàng đầu năm.
Tình trạng ùn ứ xe chở hàng xuất khẩu ở các cửa khẩu Lạng Sơn đã khiến một số lô tôm hùm phải tiêu thụ ở thị trường trong nước. Giá mặt hàng này giảm một nửa, chỉ còn gần 700.000 đống/kg, nhiều cửa hàng hải sản tranh thủ gom hàng giá rẻ.
VASEP cho biết năm 2021 xuất khẩu tôm của Ecuador đã đạt kỷ lục với kim ngạch 5 tỷ USD nhờ tăng trưởng mạnh ở thị trường Mỹ và EU. Năm 2022, Ecuador tiếp tục tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng và tôm bóc vỏ để đẩy mạnh xuất khẩu sang hai thị trường này.
VASEP cho rằng để đạt được mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2025, các doanh nghiệp cần thay đổi quy trình nuôi để nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ lớn như Ecuador, Ấn Độ.
Các tập đoàn thủy sản quốc tế dự báo giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú của Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao trong quý I vì nguồn cung eo hẹp trước mùa thu hoạch chính.
Bất chấp đại dịch COVID-19, nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng mạnh. Top 5 nguồn cung cấp tôm cho Mỹ bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Việt Nam và Thái Lan.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, dù áp lực chốt lời đã xuất hiện tại ngưỡng 1.265, nhưng trong trường hợp tích cực, VN-Index có thể tiếp tục quán tính tăng điểm và trở về ngưỡng 1.270 trong những phiên đầu năm mới Ất Tỵ.