Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8 với sự kì vọng phát triển thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Nếu tính từ khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 10/2010 cho tới nay kéo dài gần tròn 10 năm và hiệp định chuẩn bị đi vào thực tế.
EVFTA sẽ mở cửa thị trường EU cho hàng hóa Việt Nam; thu hút đầu tư, phát triển sản xuất trong nước; phát triển công nghiệp hỗ trợ; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu; tạo thêm việc làm, nâng cao năng suất lao động...khi hiệp định chính thức có hiệu lực.
Theo thỏa thuận nông sản, đặc biệt là gạo của Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các mặt hàng này có hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.
Việt Nam đang có tiềm năng lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Pháp nói riêng đối với lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.
Từ 1/8 năm nay, khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa nói chung, đặc biệt là nông, lâm, thủy sản Việt Nam sẽ chính thức chạm lấy cơ hội tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường châu Âu- thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Để tận dụng được cơ hội từ Hiệp định EVFTA và thực hiện mục tiêu xuất khẩu năm nay, việc liên kết chuỗi cung ứng, thu hút đầu tư hay ứng dụng tự động hóa và công nghệ 4.0 là những thách thức lớn đặt ra với ngành da giày.
Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, da giày là lĩnh vực mà Italy có thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, việc kêu gọi doanh nghiệp Italia đầu tư sẽ giúp Việt Nam tận dụng những ưu đãi từ EVFTA mang lại.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các cơ quan liên quan cũng như các địa phương cùng phối hợp tiếp tục phổ biến về cơ chế, chính sách của Chính phủ liên quan đến tận dụng các ưu đãi của EVFTA khi xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được phê duyệt đã đem lại lợi ích lớn trong thương mại thực phẩm cho cả hai bên, đặc biệt là mặt hàng gạo và thủy sản của Việt Nam cũng như mặt hàng rượu và thịt của Châu Âu (EU).
Việc cấp giấy giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu hàng hóa mất nhiều thời gian đang được xem là một trong những nút thắt, cản trở doanh nghiệp hiện nay. Có trường hợp doanh nghiệp phản ánh mất tới 2,5 tháng mới xin được giấy này.
Vụ chính sách thương mại đa biên đã đăng tải các nội dung của Hiệp định EVFTA, trong đó có một mục là hỏi đáp. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này hiệp định đã kết thúc đàm phán 5 năm rồi nhưng vẫn chưa có câu hỏi nào. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với hiệp định là tương đối ít.
Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt thực thi các cam kết này, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin cụ thể về cơ chế phân bổ và quản lí TRQ của EU đối với từng mặt hàng.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.