Trong tháng 5/2020, Việt Nam xuất khẩu sang Nga 211,6 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn đạt 207,9 triệu USD. Cán cân thương mại thặng dư 3,7 triệu USD.
Trong tháng 5/2020, cán cân thương mại Việt Nam với Indonesia thâm hụt 278,1 triệu USD. Than các loại là nhóm hàng chính mà Việt Nam nhập khẩu từ nước bạn với kim ngạch trên 98,4 triệu USD.
Tổng cục Lâm nghiệp đã tính toán, xây dựng kịch bản xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 ước đạt khoảng 11,75 tỉ USD nhưng sẽ tiếp tục theo dõi, năm bắt và xử lí những khó khăn, vướng mắc để hướng tới mục tiêu xuất khẩu 12,5 tỉ USD.
Dù chứng chỉ rừng (CCR) được coi là chìa khóa giải bài toán gỗ nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ rừng sản xuất được cấp CCR vẫn rất thấp.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2020. Để các cơ hội trong EVFTA thành hiện thực phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp, trong đó vấn đề đầu tiên đối với mọi ngành đều là nguồn gốc xuất xứ.
Năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 873.760 m3 gỗ tròn từ châu Phi, giảm 9% về lượng và giảm 19% về giá trị trong khi đó khối lượng nhập khẩu gỗ xẻ lại tăng đến 50%, đạt kim ngạch 193,5 triệu USD, tăng 32% về giá trị.
Mặc dù trong tháng 5 tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm mạnh ở các thị trường nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, các thị trường chính vẫn ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kì năm trước.
Hội nhập thương mại toàn cầu khiến doanh nghiệp (DN) thường xuyên đối diện với các biện pháp phòng vệ thương mại của các quốc gia. Đối với ngành gỗ, các vụ kiện về xuất xứ nguyên liệu thường xuyên xảy ra, nhất là đối với những nước có độ giao thương mở như Việt Nam.
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.