Lịch sử đầy rẫy những cuộc chiến tranh thương mại. Trong hầu hết trường hợp, hậu quả để lại chủ yếu về mặt kinh tế - hàng rào thương mại được dựng lên, sau đó là các biện pháp trả đũa. Căng thẳng có thể leo thang cho đến khi hai bên tìm được tiếng nói chung.
Hàng loạt các yếu tố từ một cuộc chiến thương mại leo thang, làn sóng chính sách thắt chặt toàn cầu, giá dầu tăng mạnh và tình hình chính trị trong nước đang gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng tại Đông Nam Á. Các nhà hoạch định chính sách đang xây dựng lại các chiến lược kinh tế khi sự biến động gia tăng, trong một số trường hợp nhấn mạnh hơn vào sự ổn định tiền tệ hoặc thậm chí thay đổi cấu trúc.
Hôm 16/7, Mỹ đã đệ đơn kiện Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì các hành động trả đũa thuế quan 5 quốc gia này áp dụng theo sau quyết định áp thuế nhập khẩu thép, nhôm của Mỹ.
Một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thành hình với những lời đe dọa áp thuế được cả Washington và Bắc Kinh đưa ra liên tiếp và với quy mô ngày càng tăng.
Quan sát những diễn biến được gọi là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các nước, đặc biệt là đợt thuế đánh lên hàng hóa của nhau mới tuần trước giữa Mỹ và Trung Quốc, người ta có thể rút ra hai kết luận sơ khởi. Mỹ là nước khơi mào cuộc chiến và Mỹ cũng sẽ là nước hoặc chủ động hoặc bị đẩy vào thế phải kết thúc. Vấn đề là khi nào?
Các thành phố xuất khẩu chính của Trung Quốc đang chuẩn bị “nếm đòn” chiến tranh thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump dọa tiếp tục đánh thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa nước này.
Tổng xuất khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm tăng 12,8% so với cùng kỳ lên 1.030 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU, Nhật Bản và ASEAN lần lượt tăng 11,7%, 8% và 18,3%.
Theo Reuters, quyết định trả đũa thuế quan của Trung Quốc đối với đậu nành Mỹ có hiệu lực từ vào ngày 6/7, đã khiến giá loại hạt này lao dốc và gây ra làn sóng ép giá từ các nhà nhập khẩu tại nhiều quốc gia khác để thu mua nguồn cung giá rẻ của Mỹ.
Fast Retailing, đơn vị chủ sở hữu Uniqlo của Nhật Bản chuẩn bị phát triển một hệ thống trong chuỗi cung ứng toàn cầu tại Đông Nam Á và nhiều địa điểm khác.
Xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bất ngờ tăng mạnh trong tháng 6, đưa thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lên mức cao chưa từng thấy, gợi ý một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế dù kết quả nhìn chung có thể khiến tranh chấp thương mại với Washington tiếp tục căng thẳng trong một thời gian dài.
“Không dễ để chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại. Nhưng bên tham gia rất dễ chịu tổn thất và Mỹ nằm trong số đó”, ông Roachen Roach, nhà kinh tế học thuộc Đại học Yale, cựu Chủ tịch phụ trách khu vực châu Á kiêm chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng đầu tư Morgan Stanley nhận định.
Lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tiếp tục áp thuế quan lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trả đũa với hàng loạt rào cản phi thuế quan.
Tỷ giá nhân dân tệ giảm xuống gần thấp nhất 11 tháng so với đồng USD vào ngày 11/7 sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố danh sách thuế quan mới đánh lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.