Trong năm 2019, đã có những ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cho vay khách hàng lên tới trên 44% trong khi mức tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế chưa đầy 14%.
Tính đến hết tháng 6/2019, 25 ngân hàng trong nước đã bơm ra thị trường hơn 5,1 triệu tỉ đồng. Số dư cho vay khách hàng tăng 8,3% so với cuối năm trước với sự tăng vọt từ VIB, OCB.
Tính đến hết quí I/2019, nhóm "ông lớn" ngân hàng TMCP Nhà nước vẫn là nhóm có số dư cho vay khách hàng lớn nhất với BIDV dẫn đầu khi thực hiện cho vay ra hơn 1 triệu tỉ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm trước.
Mặc dù chịu nhiều sức ép từ tỷ giá, lãi suất của thế giới nhưng hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng 8,18%, mặc dù là mức thấp trong 4 năm trở lại đây nhưng vẫn được đánh giá là mức hợp lý. Trong 4 tháng còn lại của năm, ước tính có khoảng 573 nghìn tỷ đồng tiếp tục được bơm ra nền kinh tế.
Tổng dư nợ cho vay của Agribank vào cuối tháng 7 đạt 930.409 tỷ đồng, tăng 6,15% so với đầu năm, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân là 653.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,2%.
Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn TP HCM tính đến cuối tháng 7 là 1,93 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 9,47% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu cho vay trung - dài hạn có xu hướng giảm dần.
Quyết định không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng như một "gáo nước lạnh" đến hoạt động cho vay của các ngân hàng khi tăng trưởng cho vay khách hàng trong 6 tháng đầu năm đạt mức khá cao. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho nhà điều hành trong nửa cuối năm.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.