Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, tỷ giá ổn định là điều kiện để thị trường tài sản, thị trường chứng khoán có thể đứng vững, phục hồi nhẹ. Nguyên nhân là bởi NHNN sẽ có dư địa để tiếp tục hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Theo ông Trần Ngọc Báu, CEO Wigroup nếu giảm thêm lãi suất nhưng nền kinh tế vẫn chưa thực sự bứt tốc lại được thì NHNN sẽ phải sử dụng dần đến các công cụ nới lỏng tiền tệ khác. Bởi lẽ, với thực trạng kinh tế Việt Nam hiện tại nếu ngừng nới lỏng tiền tệ bây giờ sẽ là quá sớm.
Theo giám đốc điều hành của một công ty quản lý quỹ, nợ công tăng cao trong những năm tới sẽ buộc Fed phải mua lại một lượng lớn trái phiếu chính phủ, khiến bảng cân đối kế toán phình to.
Các chuyên gia phân tích của UOB cho rằng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất tái cấp vốn 1 điểm % đâu đó trong quý II/2023 xuống còn 5% khi Fed phát đi tín hiệu kết thúc chu kỳ giảm lãi suất và lạm phát trong nước đảo chiều.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, lạm phát tăng cao như hiện nay không xuất phát từ thị trường tài chính, tiền tệ như giai đoạn 1997 và 2008-2013, mà do gián đoạn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần phải cân đối hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, song phải chú ý đến đặc điểm của nước ta là nước đang phát triển nên cần quan tâm hơn đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Theo KBSV, NHNN sẽ có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn trong năm 2023 trong bối cảnh áp lực từ lạm phát toàn cầu và tỷ giá trong nước được dự báo bớt căng thẳng hơn và FED được dự báo sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào cuối quý I/2023.
Ông Phạm Chí Quang cho biết nếu hy sinh tỷ giá để tỷ giá tăng cao, sẽ giữ được lãi suất và dự trữ ngoại hối. Ngược lại, nếu để tỷ giá mất giá nhanh và quá lớn thì sẽ không kiểm soát được lạm phát, có thể rơi vào mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đã có chia sẻ về những thành công trong điều hành CSTT năm qua và định hướng điều hành của NHNN trong thời gian tới.
TS. Lê Xuân Nghĩa chỉ ra rằng với lạm phát từ chi phí đẩy, dùng chính sách tài khoá để ứng phó sẽ hiệu quả hơn nhiều việc thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ. Đây là một bài học quan trọng cần rút kinh nghiệm trong tương lai bởi khi nhìn nhận đúng vấn đề thì sẽ có biện pháp phù hợp.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, năm 2022, NHNN đã đưa ra hàng loạt công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
VDSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất điều hành trong năm 2023 trên cơ sở định hướng kiềm giữ đà tăng lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ và quy mô nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã tăng trở lại trong tháng 11/2022, khi các nhà hoạch định chính sách quyết tâm làm hạ nhiệt tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.
Trong số 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh, Agribank đang tạm giữ vị trí quán quân về tiền gửi trong năm với số dư 2 triệu tỷ đồng. MB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao nhất.