|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chính phủ muốn nâng trần sở hữu nước ngoài, hoạt động M&A 'trăm hoa đua nở'

21:39 | 01/11/2018
Chia sẻ
Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, lĩnh vực M&A ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ sau khi chính phủ có kế hoạch nâng hạn mức sở hữu của khối ngoại trong nhiều doanh nghiệp. Đặc biết, lĩnh vực ngân hàng và dược phẩm có thể sẽ hưởng lợi lớn.
chinh phu muon nang tran so huu nuoc ngoai hoat dong ma tram hoa dua no JLL: Siết tín dụng vào bất động sản sẽ giúp hoạt động M&A với đối tác ngoại sôi động

Việt Nam dường như đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ sau khi Chính phủ có những bước đi hướng tới dỡ bỏ hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài trong doanh nghiệp. Cùng với đó, các tập đoàn đa quốc gia Châu Á nhận thấy những lợi ích nhất định khi hiện diện tại đất nước có mức phát triển kinh tế cao nhất trong khu vực.

Kế hoạch cải cách được đưa ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh. Điều này giúp Việt Nam trở thành thiên đường trú ẩn cho các tập đoàn đa quốc gia ở Châu Á, đang kinh doanh hoặc có ý định mở rộng sản xuất tại Trung Quốc.

Trong một động thái nhằm thu hút nguồn vốn ngoại, Bộ Tài Chính đã soạn thảo những thay đổi trong Luật chứng khoán, dự kiến cho phép người nước ngoài nắm giữ vị trí cổ đông lớn ở các công ty hoạt động trong các lĩnh vực được coi là không ảnh hưởng lớn an ninh quốc gia. Điều này đã đánh dấu bước sửa đổi lớn đầu tiên của Luật chứng khoán kể từ năm 2010.

Trần hạn mức nước ngoài hiện nay là 49%, con số này chỉ ở mức 30% đối với một số lĩnh vực quan trọng như ngân hàng và hàng không. Mặc dù tỷ lệ hạn mức trong lĩnh vực ngân hàng và hàng không có thể được nâng lên, nhưng Chính phủ vẫn sẽ cấm nước ngoài sở hữu toàn bộ cổ phần do đây là "những ngành nghề kinh doanh có điều kiện". Việc sửa đổi kế hoạch sẽ được đệ trình lên Quốc hội để phê duyệt vào năm 2019.

Việc tăng trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài có thể sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam chuyển sang giai đoạn bùng nổ các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), đồng thời thúc đẩy tăng trưởng GDP.

chinh phu muon nang tran so huu nuoc ngoai hoat dong ma tram hoa dua no
Hà Nội trong giờ cao điểm. Ảnh: Reuters, Nikkei.

Ông Tsuyoshi Yamashita, người phụ trách giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam, của Ngân hàng Citibank nói “Việc loại bỏ hạn mức 49% sẽ cho phép các công ty nước ngoài củng cố thêm quyền quản lý. Đây sẽ là động lực lớn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam và mở rộng sản xuất kinh doanh”.

Các công ty Nhật Bản đã đổ xô về Việt Nam trong vòng vài năm qua. Thêm nữa, Nhật Bản trở thành quốc gia cung cấp nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào năm 2017 với 9,11 tỉ USD, gấp ba lần so với năm trước. Khoản đầu tư trị giá 7 tỉ USD của Nhật Bản đổ vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018, dẫn đầu trong số 104 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm đến 28% tổng vốn đầu tư trực tiếp.

Vào tháng 6 2018, Quỹ Sojitz của Nhật Bản đã mua Công ty giấy Sài Gòn với giá khoảng 90 triệu USD. Công ty phát triển bất động sản BRG Group đã hợp tác với Công ty thương mại Sumitomo, nhà sản xuất máy móc Mitsubishi Heavy Industries và 20 công ty khác xây dựng một “Thành phố thông minh” tại Hà Nội, dự kiến tích hợp xe buýt tự lái. Các nhà bán lẻ như Aeon cũng sẽ sử dụng thành phố đó để hoạt động kinh doanh.

“Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đang tiến triển nhanh chóng” Yahmashita nói. “Ngành bất động sản và các lĩnh vực xây dựng hạ tầng phụ trợ khác, chẳng hạn như nhiệt điện, sẽ thấy nhu cầu cao hơn từ các công ty nước ngoài để có thể hợp tác kinh doanh”.

Ngoài ra, Hàn Quốc và Singapore cũng là hai đối mua bán và sáp nhập lớn tại Việt Nam.

“Các quốc gia Châu Á đang thống trị thị trường M&A tại Việt Nam”, Roy Zuin Forney, một nhà phân tích tư vấn kinh doanh quốc tế tại công ty tư vấn châu Á Dezan Shira & Associates cho biết.

Ông Forney còn cho biết ngành Dược phẩm và ngân hàng là hai lĩnh vực sẽ thu hút nhiều nguồn vốn FDI đổ vào do Chính phủ đang muốn thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam tăng sẽ giúp người dân chi trả được cho chăm sóc sức khỏe, giúp lĩnh vực dược phẩm tăng trưởng nhanh chóng. Trong khi đó, nhiều khả năng các tập đoàn nước ngoài sẽ sử dụng M&A để tiếp cận thị trường này do Luật pháp Việt Nam không cho phép công ty nước ngoài tự phân phối dược phẩm của mình.

Một nguồn tin thân cận cho biêt nhà sản xuất thuốc Ấn Độ Renova Global đang "tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam". Renova đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam và háo hức đẩy mạnh nâng cao nhận diện thương hiệu của công ty này hơn nữa.

Ngoài ra, tập đoàn dược phẩm Taisho của Nhật Bản cũng đã nhận ra tiềm năng của thị trường Việt Nam. Năm 2016, công ty đã mua lại 24,5% cổ phần CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG), niêm yết trên sàn Hồ Chí Minh. Taisho tiếp tục mua thêm 7% cổ phần DHG trong tháng 8 sau khi công ty dược phẩm này tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Một thông tin nữa được tiết lộ vào tháng 10 là công ty Nhật Bản này đã lên kế hoạch tăng sở hữu của mình tại DHG thêm 2,3%.

Trong khi đó, Ernst & Young Việt Nam cho biết Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao và tiềm năng tăng trưởng của thương mại điện tử và kinh doanh online gắn liền với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin. Điều này sẽ giúp “các ngành như logistics trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa được các công ty Châu Âu và Mỹ nhắm tới. Một lãnh đạo ngân hàng đầu tư ở Phố Wall nói ”Rất nhiều người đang tìm kiếm một công ty minh bạch và ít rủi ro. Họ muốn công ty có lợi nhuận ròng ở mức rất cao để thu hẹp danh sách tiềm năng”.

Dù vậy, điều đó có thể sẽ thay đổi trong thời gian ngắn do căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến "nhiều công ty phải dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc", Ernst & Young Việt Nam cho biết. Cùng với đó, chi phí lao động tại Trung Quốc đang tăng cao, các công ty nước ngoài nhiều khả năng sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch nhà máy sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần phải giành được sự chấp thuận của cổ đông để có thể sở hữu 100% doanh nghiệp.

Xem thêm

Sơn Nguyễn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.