|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chiếu xạ nông sản xuất khẩu đã trở thành bắt buộc ở nhiều nước

07:06 | 17/10/2016
Chia sẻ
Chiếu xạ đối với nông sản không chỉ khẳng định chất lượng, mà còn là điều kiện bắt buộc để các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam chấp nhận tiêu thụ.

chieu xa nong san xuat khau da tro thanh bat buoc o nhieu nuoc
Hàng nông sản xuất khẩu sang một số nước trên thế giới bắt buộc phải chiếu xạ. Ảnh minh họa

Chiếu xạ cho thực vật là bắt buộc ở nhiều nước

Hiện nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều loại trái cây rất được ưa chuộng như thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, vải ... Trong những năm gần đây nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand … đã áp dụng biện pháp chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với công tác xuất nhập khẩu trái cây tươi.

Công nghệ chiếu xạ đã được Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và Tổ chức Nông Lương thế giới khẳng định hiệu quả trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh nguồn gốc thực phẩm.

Hiện nay, chiếu xạ thực phẩm đã được ứng dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nhiều nước đã ứng dụng chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch thực vật hiệu quả để phòng ngừa các dịch hại kiểm dịch thực vật lây lan và phát tán theo con đường thương mại quốc tế nông sản và rau quả tươi.

Mỹ là một trong những quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc ứng dụng chiếu xạ trong kiểm dịch thực vật. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn cho việc xử lý kiểm dịch thực vật cho tất cả các loại mặt hàng nông sản và trái cây tươi nhập khẩu vào Mỹ (Treatment Manual), trong đó biện pháp chiếu xạ được ứng dụng trên nhiều mặt hàng và xử lý được nhiều loại dịch hại kiểm dịch thực vật.

Ngoài ra, tổ chức BVTV Quốc tế (IPPC) đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp Kiểm dịch thực vật (ISPM) số 18: “Hướng dẫn cho việc sử dụng chiếu xạ như là biện pháp Kiểm dịch thực vật”.

Tại Việt Nam, xử lý chiếu xạ đã và đang từng bước được sử dụng như một biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật các đối tượng dịch hại kiểm dịch thực vật, đồng thời sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu và ứng dụng khác trong lĩnh vực Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

Nhằm mục đích nâng cao vị thế mặt hàng trái cây xuất khẩu, xử lý chiếu xạ đã và đang từng bước được sử dụng như một biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật các đối tượng dịch hại kiểm dịch thực vật vì đây là biện pháp mang lại hiệu quả xử lý cao, ít gây ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã của mặt hàng xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam có tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của Việt Nam khoảng 775.500 ha, phân bố đều trên cả nước với sản lượng gần 3,9 triệu tấn/năm. Dự kiến, sản lượng trái cây cả nước sẽ được nâng lên 11,3 triệu tấn vào năm 2020 và 17,7 triệu tấn vào năm 2030;

Về chất lượng và mùi vị trái cây trồng ở Việt Nam được nhiều nước đánh giá rất cao, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với các loài cây ăn quả nhiệt đới. Trồng ở vùng sản xuất được đăng ký và dưới sự giám sát của Tổ chức Bảo vệ thực vật quốc gia … đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giao thương, rất dễ có sinh vật ngoại lai xâm hại, nếu không được quản lý tốt sẽ trở thành mối nguy hiểm lớn đối với đa dạng sinh học, đối với sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái, gây thiệt hại về kinh tế đối với nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Chiếu xạ ở Việt Nam chưa đáp ứng được hết hàng xuất khẩu

Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), tính đến thời điểm tháng 8/2016, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 5.000 tấn rau quả tươi với giá trị gần 1,6 tỷ USD (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2015); Đã và đang thực hiện đàm phán với các thị trường nhập khẩu trái cây tươi về rào cản kỹ thuật trong thương mại với các nước, trong đó có các thị trường yêu cầu kiểm dịch thực vật khắt khe như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Newzealand, các nước châu Âu.

chieu xa nong san xuat khau da tro thanh bat buoc o nhieu nuoc

Trong những năm tới, Bộ NN & PTNT định hướng sẽ phát triển 12 mặt hàng trái cây chủ lực bao gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó một số nước có yêu cầu kiểm dịch thực vật khắt khe xử lý chiếu xạ kiểm dịch đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khuyến cáo sử dụng để kiểm soát côn trùng, dịch bệnh trong sản phẩm nông nghiệp xuất nhập khẩu.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, so với một số phương pháp kiểm dịch truyền thống khác như xử lý hơi nước nóng, nhiệt, hóa chất, chiếu xạ có thể được thực hiện với sản phẩm đã đóng gói, trên quy mô lớn và không để lại bất kỳ dư lượng độc hại.

Biện pháp chiếu xạ cho nông sản và trái cây tươi xuất khẩu đang được xử dụng rộng rãi. Nhiều cơ sở xử lý chiếu xạ được các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc công nhận đủ tiêu chuẩn và năng lực phục vụ xuất khẩu. Việt Nam đã ứng dụng năng lượng nguyên tử thành công trong xử lý chiếu xạ trước khi xuất khẩu trái cây tươi nhãn, vải đến một số thị trường như Mỹ, Úc. Được sự quan tâm của các ban ngành của chính phủ, đặc biệt Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tuy nhiên, do chưa có các nghiên cứu đồng bộ về việc xử lý chiếu xạ trên mỗi mặt hàng nông sản phẩm của Việt Nam, do dó, vẫn phải theo tiêu chuẩn từ các nước tiên tiến khác trên thế giới. Thiếu các đơn vị chiếu xạ đã đủ điều kiện và được cấp chứng chỉ hành nghề, hoặc có nhưng chưa được chấp thuận do cơ sở vật chất, trang thiết bị còn yếu kém. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có hai đơn vị chiếu xạ ở miền Nam, và một ở miền Bắc. Ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam chưa phát triển, ít nhiều gặp khó khăn trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử ứng dụng trong xử lý chiếu xạ các mặt hàng nông sản phẩm nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Việt Nam đã làm chủ được công nghệ ứng dụng năng lượng nguyên tử trong xử lý chiếu xạ đối với các mặt hàng quả tươi xuất khẩu. Biện pháp xử lý chiếu xạ cho nông sản và trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc công nhận đủ tiêu chuẩn và năng lực phục vụ xuất khẩu. Trong thời gian tới cần có các nghiên cứu đồng bộ về việc xử lý hiếu xạ trên mỗi mặt hàng nông sản phẩm của Việt Nam. Xây dựng các cơ sở chiếu xạ nhằm đáp ứng cho nhu cầu xuất nhập khẩu rau quả tươi của Việt Nam.

Theo Đức Mậu

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.