|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Châu Á có thể xuất khẩu lạm phát ra thế giới

23:23 | 23/03/2022
Chia sẻ
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Changyong Rhee cho hay các nước châu Á có thể bắt đầu xuất khẩu lạm phát ra thế giới nếu giá tiêu dùng “bắt kịp” chi phí năng lượng tăng, làm gia tăng sức ép lạm phát toàn cầu.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg TV, ông Changyong Rhee cho biết nếu giá dầu tiếp tục đi lên và chi phí sản xuất tăng thì giá hàng hóa bán lẻ cũng không thể tránh khỏi. Trong giai đoạn đó, châu Á có thể xuất khẩu lạm phát ra thế giới, nhưng vẫn chưa đến giai đoạn đó.

Ông Rhee, người được truyền thông Hàn Quốc nhắc đến với tư cách là người kế nhiệm tiềm năng cho vị trí Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) của ông Lee Ju-yeol, cho biết lạm phát đang tăng nhanh hơn dự kiến mặc dù IMF dự kiến lạm phát ở khu vực châu Á sẽ đạt đỉnh vào nửa cuối năm 2022.

Căng thẳng Nga-Ukraine, cùng với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bình thường hóa chính sách tiền tệ, đã khiến giá thực phẩm và giá năng lượng tăng cao đối với người dân châu Á, làm ảnh hưởng đến thu nhập thực, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo.

Bình luận của ông Rhee được đưa ra sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng này đã chuẩn bị tăng lãi suất khoảng 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp sắp tới để kiềm chế lạm phát nếu cần thiết.

Ông Rhee nhấn mạnh lãi suất trên toàn cầu cao hơn chắc chắc sẽ làm chậm đà tăng trưởng tại châu Á. Giá tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp so với chi phí đầu vào.

Thống đốc BoK Lee Ju-yeol sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng 3/2022, nhưng bất kỳ ai kế nhiệm ông Lee sẽ phải đối mặt với lạm phát gia tăng và nợ hộ gia đình, và bất kỳ quyết định chính sách nào từ ngân hàng này sẽ phải dựa trên số liệu kinh tế.

Minh Hằng