|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chàng trai bỏ việc hàng không để bán gạo sạch online kiếm trăm triệu/tháng

20:56 | 19/01/2018
Chia sẻ
Mặc cho gia đình, bạn bè khuyên ngăn, Hướng vẫn quyết nghỉ công việc hàng không với mức lương ổn định để bán gạo sạch.

Ngô Kim Hướng (24 tuổi) là con trai út trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Năm 2015, khi đang làm việc trong ngành hàng không với mức lương khá cao, Hướng quyết định rẽ lối kinh doanh, mở chuỗi cửa hàng bán… gạo sạch.

Lựa chọn cho mình lối đi riêng, Kim Hướng kết hợp nhiều loại gạo để tạo nên sự khác biệt trong từng sản phẩm. Và chỉ trong vòng một năm rưỡi, từ hai bàn tay trắng, Hướng đã có cho mình bốn cửa hàng bán gạo sạch tại các quận trong địa bàn TP.HCM.

Hướng kể, ngày còn nhỏ, anh chỉ có một ước mơ duy nhất là được làm việc trên máy bay: “Mình coi trên ti vi, rồi mỗi lần nghe có ai đi xa về mà đi bằng máy bay là khoái lắm. Thích nghe người ta kể chuyện tiếp viên hàng không làm việc như thế nào, phi công lái máy bay có giống mình lái xe không”…

Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực cuối cùng cũng có kết quả khi Hướng thi đậu Học viện Hàng không Việt Nam vào năm 2011. Tuy nhiên, số tiền để làm thủ tục nhập học và những chi phí cho Hướng đi học xa “thật sự là quá sức với gia đình”.

“Ba mẹ phải vay mượn đủ chỗ để có tiền cho mình học ĐH. Lúc đó trong thâm tâm mình chỉ có duy nhất một suy nghĩ, là phải học giỏi, kiếm được nhiều tiền để trả hiếu cho ba mẹ”, Hướng tâm sự.

Những ngày trọ học xa nhà, Hướng xin đi làm thêm ở nhiều nơi, từ phục vụ bàn cho quán cà phê, rửa chén trong căn tin, thậm chí là xin một “chân” giữ xe tại bãi xe của ký túc xá. Theo lời Hướng, những công việc làm thêm ngoài giờ đó giúp anh có thể tự lo được học phí, tiền sinh hoạt hằng tháng…

Sau khi tốt nghiệp ĐH và làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất với mức thu nhập khá cao, Hướng lại đưa ra một quyết định, mà theo nhiều bạn bè nhận xét là “điên rồ” - Kinh doanh gạo sạch.

chang trai bo viec hang khong de ban gao sach online kiem tram trieuthang
Sau rất nhiều lần thất bại, Kim Hướng đã chạm tay vào thành công với mô hình bán gạo sạch.

Chia sẻ về lý do đột ngột rẽ lối kinh doanh, mặc cho gia đình phản đối bởi việc kinh doanh có thể khiến Hướng mất đi cơ hội làm công việc hằng mơ ước, anh chàng 9X trầm ngâm rồi nói: "Có một lần mình gặp một đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Họ có hỏi mình về các quán bán món Tây tại Sài Gòn. Mình giới thiệu một số quán và gợi ý để họ ăn thử các món Việt như mì quảng, phở, cơm...". Đáp lại những lời gợi ý của Hướng, những vị khách này cho rằng: "Không dám ăn cơm Việt Nam, vì họ từng xem qua một đoạn clip nói rằng gạo Việt Nam không sạch. Chính câu nói này khiến mình thấy tự ái ghê gớm. Bản thân mình là con nhà nông, không thể chấp nhận được việc một ai đó nói rằng gạo Việt Nam không sạch", Hướng nhớ lại.

Nói là làm, Kim Hướng kết hợp cùng anh Nguyễn Quốc Dũng (35 tuổi, cựu du học sinh Singapore, người mà Hướng từng quen biết trong thời gian đi làm thêm tại các quán ăn) và bắt đầu nghiên cứu về sản xuất gạo sạch. Hai chàng trai, một 8X, một 9X kiên trì tham gia các thuộc thi về khởi nghiệp như: Dự án khởi nghiệp năm 2016 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp Dự án sáng tạo khởi nghiệp, Quỹ Startup Việt Nam Foundation và Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức.

Vì không đủ vốn để mua đất trồng trọt, Hướng chọn cách “thuê ruộng” để trồng lúa. “Với diện tích 10ha, bọn mình sẽ tạo ra mô hình liên kết tuần hoàn giữa trồng trọt, chăn nuôi và khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ”, Hướng nói.

Hướng cho biết, quy trình tạo ra hạt gạo sạch là trong diện tích 10ha, thì dành ra 2ha để đắp đê bao, đào ao xung quanh ruộng. Mục đích là để trồng cỏ làm hàng rào sinh học cách ly với những ruộng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xung quanh và trồng rau màu theo tầng chiều cao cây, hồ nước để lắng lọc nước trước khi đưa vào ruộng. 8 ha còn lại thì trồng lúa Nàng hoa 9.

“Cả quy trình đóng gói bọn mình cũng phải thuê. Gạo không sử dụng chất bảo quản, không có chất tẩy trắng hay tạo mùi”, Hướng nói.

Triết lý kinh doanh "ngược"

Khoảng thời gian đầu vì biết nếu cho ra thương hiệu gạo mới sẽ khó nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, Hướng và Dũng đã nghĩ ra cách “chào hàng tại các địa điểm bán nông phẩm sạch và tìm kiếm các doanh nghiệp về gạo tại Sài Gòn” trước để có được nguồn thu mua ổn định.

Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, Hướng cho biết: “Thời điểm đó bọn mình chỉ đủ tiền thuê một phòng trọ nhỏ vừa là chỗ ở vừa là nơi giao dịch, cũng may được một người bạn thân cho mượn tiền làm vốn”.

“Bọn mình chia nhau ra, đem sản phẩm đi đến nhiều nơi để giới thiệu, nói như kiểu đi thuyết trình dạo vậy”. Người có lòng thì trời không phụ, sản phẩm gạo sạch của hai anh em được một doanh nghiệp lớn nhận lời hợp tác và cho phân phối khắp TP.HCM.

Chỉ trong vòng một năm rưỡi, Dũng và Hướng đã mở được bảy cửa hàng bán gạo sạch ở các quận như: quận 3, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình (TP.HCM). Theo Kim Hướng, số vốn để mở một cửa hàng gạo sạch khoảng từ 100 - 200 triệu đồng.

chang trai bo viec hang khong de ban gao sach online kiem tram trieuthang
Dự định của Hướng là mỗi năm sẽ mở được 3 cửa hàng gạo mới và đóng cửa 3 cửa hàng gạo cũ.

Tuy nhiên, có một điều khiến nhiều người thắc mắc khi “cứ tầm ba tháng thì thấy một cửa hàng gạo G2 của Hướng đột nhiên đóng cửa”. Anh giải thích: “Thật ra đó là một cách kinh doanh “ngược” mà anh em mình nghĩ ra để tiết kiệm chi phí”.

Nói về quyết định táo bạo của mình, Hướng chia sẻ: “Đây là một bài toán khó. Không phải cứ mình nói bán gạo sạch thì người ta sẽ tin và đến mua ngay. Bởi sạch hay không, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ địa điểm đến nguồn hàng cũng như cách quản lý. Một phần nữa là do mình may mắn khi có những người anh em hợp tác rất tốt, bên cạnh đó thì làm việc cần có niềm đam mê, nếu không thực sự yêu thích sẽ không bao giờ gắn bó lâu dài với thực phẩm sạch được”. Sau khi đóng thuế và trả lương nhân viên cùng các khoản chi phí khác, việc kinh doanh gạo sạch của Hướng thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.