|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chặn trục lợi từ các dự án BT

10:15 | 04/11/2018
Chia sẻ
Không ít dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) đang bị biến tướng thành cuộc giao dịch ngầm theo cơ chế xin - cho giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước
chan truc loi tu cac du an bt Nghị định về thanh toán tài sản công cho NĐT dự án BT: Bộ Tài chính 'hỏa tốc' lấy ý kiến bộ ngành

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội mới đây, đại biểu (ĐB) Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy 90% dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư qua chỉ định thầu dù pháp luật có quy định cả hình thức đấu thầu công khai.

Sai sót ở tất cả các khâu

Quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không bảo đảm nguyên tắc. "Không ít dự án BT đang bị biến tướng thành cuộc giao dịch ngầm theo cơ chế xin - cho giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, gây thất thoát nguồn đầu tư công và tài sản công rất lớn" - ĐB Diến bày tỏ.

Qua kiểm toán 30 dự án BT từ trước đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỉ đồng, trong đó có dự án xử lý đến 27% tổng giá trị được kiểm toán. Nhiều dự án giao cho nhà đầu tư thực hiện từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát.

Dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, vị ĐB này cho rằng cơ chế giao đất ở dự án đối ứng chưa thống nhất; giá đất không sát với giá thị trường, khu đất đối trừ được giao chỉ định trái Luật Đất đai... "tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách nhà nước".

Qua kiểm toán chọn mẫu 3 dự án BT để thực hiện xác định lại giá trị cho thấy giá trị hợp đồng BT của 3 dự án sau kiểm toán khoảng 1.727 tỉ đồng, bằng 39% giá trị hợp đồng BT ban đầu.

Công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, dẫn đến xảy ra sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát trong quá trình thi công thực hiện dự án. Điều này cho thấy việc thực hiện dự án BT chưa thực sự giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách. "Vậy có nên tiếp tục thực hiện các dự án BT như thời gian vừa qua nữa hay không?" - ĐB đặt vấn đề.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) khẳng định đã có lợi ích nhóm chứ không chỉ là biểu hiện nữa, bằng chứng là Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện dự án nào cũng có thất thoát, có vấn đề. Các dự án BT đang có tình trạng "trở thành miếng mồi béo bở cho doanh nghiệp và nhóm lợi ích".

chan truc loi tu cac du an bt

Công trình xây dựng của một dự án BT ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KỲ NAM

Tính lại việc thanh toán dự án BT bằng đất

ĐB Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) khẳng định qua kết quả kiểm toán nhà nước năm 2017, hầu hết dự án BT đều lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định, thiếu minh bạch, giảm sự cạnh tranh. Ví dụ, việc sử dụng 100 ha đất đối ứng để tạo vốn thanh toán không qua đấu giá về đất cho một dự án đường có chiều dài 1,39 km. Việc làm này sẽ không bảo đảm tính ngang giá, là kẽ hở thất thoát ngân sách nhà nước.

Thừa nhận thực tế như các ĐB phản ánh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết trước ngày 1-1-2018, các địa phương, các bộ, ngành thanh toán BT bằng đất theo Quyết định 23/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, kể từ ngày 1-1-2018, Luật Quản lý tài sản công có hiệu lực và trong tháng 10-2017, Bộ Tài chính đã trình với Chính phủ nghị định về hướng dẫn để thanh toán dự án BT bằng tài sản công và đất. Dù vậy, đây là vấn đề rất phức tạp và Chính phủ cũng đã họp rất nhiều lần.

"Chính phủ đã thông báo tạm dừng thanh toán BT bằng đất và giao Bộ Tài chính thảo nghị quyết của Chính phủ về hướng dẫn dự án chuyển tiếp, hiện đang lấy ý kiến thành viên Chính phủ" - Bộ trưởng Tài chính nói.

Theo Bộ trưởng Tài chính, ngang giá nhưng phải bảo đảm ngang về hiện vật vì thực tế có những dự án BT khi triển khai giao chỉ định đất, ví dụ dự án khoảng 400 tỉ đồng nhưng chỉ định miếng đất tại thời điểm đó giá tạm tính tương đương 60 ha. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán, khi tính lại giá đất lên đến 2.000 tỉ đồng. Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định tinh thần là sẽ đưa ngang giá theo hình thức: ngang về giá trị của dự án BT với giá trị đất hoặc tài sản công thanh toán phải ngang nhau về tiền và giá thị trường.

Khoản lãi béo bở cho nhà đầu tư

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhận định thời gian qua, các dự án BT khi được thực hiện thường đem lại cho các nhà đầu tư khoản lãi rất béo bở, nếu quy đổi thì đất nhà nước giao cho doanh nghiệp còn có khoảng cách lớn về giá trị chuyển đổi.

"Mặc dù thời gian qua chưa có nơi nào phát hiện có tiêu cực nhưng theo tôi, nếu không có lợi ích nhóm thì không thể dễ dàng giao những mảnh đất có giá trị rất cao cho nhà đầu tư mà giá trị thu về lại rất thấp" - ông Hòa nói.

Xem thêm

Văn Duẩn