|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chân dung đại gia Nhật Bản lần lượt thâu tóm thời trang NEM và Vascara

14:42 | 24/09/2019
Chia sẻ
Hai năm sau màn thâu tóm thương hiệu NEM, Stripe International tiếp tục được nhắc đến khi mua lại thương hiệu Vascara tại Việt Nam.

Mới đây, Công ty TNHH MTV Global Fashion, được biết nhiều hơn với thương hiệu giày dép, balo, túi xách, ví và phụ kiện dành cho phái đẹp Vascara, đã chính thức về tay công ty Nhật Bản Stripe International.

Thực tế, Stripe International không phải một cái tên mới tại Việt Nam bởi cách đây khoảng hai năm, "ông lớn" này cũng từng thu hút được rất nhiều sự chú ý khi thực hiện mua lại thương hiệu thời trang NEM.

Gần ba thập niên trong ngành may mặc

Screen Shot 2019-09-24 at 12

Stripe có rất nhiều thương hiệu thời trang khác nhau. (Ảnh chụp màn hình)

Stripe International được sáng lập vào giữa năm 1994 với hiện diện đầu tiên là một cửa hàng thời trang nữ với tên gọi "Cross". Dù vậy, phải tới tháng 2/1995, pháp nhân chính thức của công ty này mới được thành lập và đăng kí dưới tên CROSS Co Ltd. 

Hơn 10 năm sau, CROSS có trong tay hơn 100 cửa hàng trực tiếp quản lý. Con số này tăng lên 200 vào tháng 9/2009. Đến tháng 3/2016, CROSS chính thức đổi tên thành Stripe International như hiện tại.

Tính đến thời điểm tháng 1 năm nay, Stripe International có 3.699 nhân sự trên toàn thế giới cùng doanh số bán hàng tăng trưởng đều qua các năm. 

Trong năm tài chính 2018, theo số liệu công ty, Stripe International ghi nhận doanh thu 136,4 tỉ yên (tương đương 29.240 tỉ đồng), tăng nhẹ so với con số 133 tỉ yên (khoảng 28.511 tỉ đồng) cùng kì năm trước đó.

graph

Số cửa hàng và doanh thu (triệu yên) giai đoạn 2008 - 2015 của Stripe International.

Hiện Stripe Internation đang tự định vị với hình ảnh một công ty đời sống và công nghệ  với nền tảng là hàng loạt thương hiệu thời trang mà công ty này đã tự mình xây dựng hoặc thâu tóm. 

Cụ thể, bên cạnh thương hiệu thời trang như koé, LEBECCA hay NICORON và HoneySalon, Stripe Internation còn có thương hiệu phụ kiện Maison de FLEUR, thương hiệu mĩ phẩm SCENT OF Varo, kem tự nhiên BLACK và cà phê unmarble.

Hãng này bên cạnh đó còn vận hành hệ thống phân phối thương mại điện tử STRIPE CLUB các sản phẩm của mình và ứng dụng cho thuê đồ MECHAKARI.

Hiện diện tại Việt Nam

photo-1-copy-1569308732286884649686

CTCP Stripe Việt Nam (Stripe Vietnam) thành lập ngày 11/9/2017 do ba cổ đông sáng lập nắm gồm Trương Việt Bình 95%, Trương Việt Anh 2,5% và Đoàn Khắc Minh 2,5%.

Tháng 11/2017, Stripe International đã mua lại cổ phần Stripe Vietnam, đồng thời thay đổi trụ sở về quận Long Biên, Hà Nội.

Cập nhật cơ cấu cổ đông gần nhất vào tháng 1/2018 cho thấy Stripe Vietnam giữ nguyên vốn điều lệ 175 tỉ đồng từ khi thành lập. Trong đó, Stripe International nắm 70%, ông Trương Việt Bình nắm 28% và ông Trương Việt Anh nắm 2%.

Theo tìm hiểu của người viết, Giấy phép kinh doanh cập nhật vào tháng 9 mới đây cho thấy Chủ tịch Stripe International, ông Yaruhara Ishikawa nắm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Stripe Vietnam. Ông Tachibana Takahiro (quốc tịch Nhật Bản) giữ vai trò Tổng Giám đốc, ông Trương Việt Bình (quốc tịch Việt Nam) và ông Harigae Tsutomu (Nhật Bản) làm Thành viên HĐQT.

Ngoài mua cổ phần chi phối Stripe Vietnam, năm 2017, Stripe International thực hiện thâu tóm thương hiệu thời trang nữ NEM tại Việt Nam. 

Sau khi về tay đại gia Nhật Bản này, số lượng cửa hàng của NEM đã tăng gấp đôi lên con số 90 đồng thời mở rộng hoạt động ra nhiều thành phố trên khắp cả nước. Trước đó, NEM chủ yếu hoạt động ơ hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.

Việc thâu tóm Vascara cho thấy những quyết tâm của Stripe International trong việc gia tăng hiện diện tại Việt Nam, thị trường tiềm năng với 100 triệu dân và dân số trẻ. 

Theo số liệu từ Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) công bố hồi đầu năm 2019, mỗi năm, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 190 triệu đôi giày dép.

Thái Sơn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.