|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

CEO Khôi Nguyễn: ‘Nếu còn quá nặng mối lo cơm áo gạo tiền thì đừng nên khởi nghiệp’

08:00 | 08/01/2018
Chia sẻ
Theo Khôi, khởi nghiệp không phải là con đường trải thảm. Trước khi dấn thân vào lĩnh vực start-up, bạn cần xác định rõ mục tiêu mình mong muốn.

Trước khi khởi nghiệp - Hãy xét lại quan niệm về sự thành công

Một khái niệm khá quen thuộc khi nhắc đến cuộc sống phổ biến trong xã hội hiện tại là vòng chuột chạy (rat race). Nó ám chỉ guồng quay bất tận của những người làm công ăn lương: vất vả kiếm tiền, tiêu xài hết tiền và lại hì hục kiếm tiền.

Tự do tài chính để thoát khỏi vòng rat race trở thành mục tiêu của nhiều người. Nhưng trong số hàng triệu người, không phải ai cũng có tiêu chí như thế. Có người xem thành công phải là thăng tiến về học thức và nấc thang sự nghiệp, cũng có người dùng thước đo bằng sự nổi tiếng cùng khả năng ảnh hưởng tới công chúng… Hoặc dạo trước, một số người lại đưa ra con số rằng đàn ông 28 tuổi mà không có nổi 500 triệu chỉ là kẻ bất tài.

ceo khoi nguyen neu con qua nang moi lo com ao gao tien thi dung nen khoi nghiep
Với những người vẫn còn phải lo cơm áo gạo tiền, Khôi khuyên họ chưa nên khởi nghiệp. Ảnh: SaoStar

Mỗi người có một quan niệm sống khác nhau. Rất khó để phân định đúng sai bởi vấn đề nào cũng có tính 2 mặt của nó. Điều quan trọng là trước khi xác định con đường cần đi, chúng ta hãy đánh giá lại quan niệm về sự thành công - kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi người.

Về nước sau khi du học ngành Kỹ sư Máy tính tại Mỹ, từ chối cơ hội việc làm từ Microsoft, Nokia để trở thành một start-up ở tuổi 22. 26 tuổi kết hôn được 2 năm và xây dựng sự nghiệp bước đầu khởi sắc với dự án ứng dụng giúp kết nối khách hàng với các phòng tập fitness và spa chăm sóc sắc đẹp. Chỉ sau hơn 1 năm ra mắt, dự án này đã kết nối với gần 600 đối tác, thu hút khoảng 4.000 người tham gia và cung cấp hơn 20.000 lượt tập/tháng. Thành công này chứng minh tính đúng đắn của kinh tế chia sẻ (sharing economy) và khai thác các tài nguyên dư thừa. Nó cũng giúp CEO & Founder Khôi Nguyễn được vinh danh top 3 start-up Việt trẻ tiềm năng năm 2016 và được cộng đồng khởi nghiệp đánh giá là một hiện tượng, chấm sáng tích cực trong bối cảnh tỷ lệ thất bại của các start-up đang tăng cao đến hơn 90%.

Với ngần ấy thứ, bạn có nghĩ Khôi Nguyễn (SN 1991, Hà Nam) là một người thành công?

“Tôi không có khái niệm về sự thành công cá nhân bởi khi nghĩ mình đã OK rồi thì sẽ mất động lực để cố gắng. Tôi chỉ có khái niệm về những dự án/mục tiêu thành công nhưng đến giờ này, dự án của tôi cũng không thể nói là đã thành công vì so với vòng đời của một dự án start-up, nó vẫn còn quá ngắn.

Nhiều người đang dùng tiền làm thước đo cho sự thành công. Tôi thừa nhận tiền bạc là một giá trị quan trọng nhưng nếu chỉ vì mục tiêu tiền bạc thì rất khó làm việc lớn. Tôi cũng muốn tự do tài chính, thoát khỏi vòng rat race để sang vòng rat track nhưng với tôi đó là hệ quả chứ không phải là kim chỉ nam dẫn đường… “, Khôi Nguyễn chia sẻ.

“Những người quá đặt nặng mối lo cơm áo gạo tiền thì đừng nên khởi nghiệp”

Theo Khôi, khởi nghiệp không phải là con đường trải thảm. Trước khi dấn thân vào lĩnh vực start-up, bạn cần xác định rõ mục tiêu mình mong muốn.

Bởi vì khi biết được mục tiêu, chúng ta mới chắc chắn mình có sẵn sàng đánh đổi công sức vì nó hay không. Con đường khởi nghiệp rất gian nan, vất vả, chúng ta sẽ phải đi qua nhiều thất bại, có lúc trắng tay không còn một xu và tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 5-7 năm”.

Trước khi làm start-up, bạn hãy tự nghĩ xem nếu mình bắt đầu đi theo con đường này, có thể trở thành gánh nặng cho gia đình hay không? Nếu bạn buộc phải cung cấp một khoản tiền hàng tháng lo phụng dưỡng cha mẹ thì có lẽ, start-up chưa phải là con đường phù hợp”.

“Tôi từng trắng tay nhưng vẫn có nhà để về. Tôi không phủ nhận hậu thuẫn từ gia đình là một nền tảng quan trọng của start-up”

Trước khi thực hiện dự án ứng dụng giúp kết nối khách hàng với các phòng tập và chăm sóc sắc đẹp, Khôi Nguyễn từng thất bại với một dự án ngay khi mới ra trường. Lúc này, nhận thấy mình còn thiếu quá nhiều kiến thức, kinh nghiệm để trở thành một start-up, Khôi quyết định “đầu quân” cho một công ty khác. Tại đây, Khôi xây dựng sản phẩm về lĩnh vực giáo dục. Dự án này từng thành công nhưng sau đó lại thất bại.

ceo khoi nguyen neu con qua nang moi lo com ao gao tien thi dung nen khoi nghiep
Quang cảnh văn phòng của công ty do Khôi sáng lập. Ảnh: Saostar

Không nản chí, Khôi xây tiếp dự án siêu thị khóa học trực tuyến. Sản phẩm này đã tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam và Thái Lan. Sau dự án này, Khôi rời khỏi công ty và thành lập công ty riêng. Tháng 9/2016, dự án bắt đầu. Sau 1 tháng, sản phẩm chính thức ra mắt, 2 tháng bắt đầu bán hàng. Tháng 1/2017, dự án tấn công thị trường Sài Gòn và hiện tại đã giành được nhiều thành công đáng tự hào.

Chặng đường kể ra nghe thật trơn tru nhưng thực tế chúng tôi đã vấp phải vô vàn khó khăn“, Khôi kể.

Những ngày đầu tiên, Khôi cùng cộng sự đã phải rất vất vả mới thuyết phục được 30 phòng tập tham gia làm đối tác. Sau Tết Nguyên đán 2017, công ty lại gặp khó khăn về tài chính. Đến tháng 4/2017, dự án gần như cạn kiệt nguồn vốn, phải nợ lương nhân viên. “Công ty phải huy động toàn bộ nguồn lực vào việc bán hàng. Chúng tôi ráo tiết thực hiện chiến dịch này và may sao nó thành công, kịp cứu nguồn tài chính”.

26 tuổi, đã kết hôn nhưng Khôi Nguyễn nhiều khi vẫn rơi vào tình trạng không một xu dính túi. “Rất may là Khôi có một ngôi nhà để về, có cơm ăn, áo mặc. Điều ấy làm Khôi nhận ra mình may mắn hơn rất nhiều người và cuối cùng thì nhu cầu cơ bản của con người ta cũng chỉ có như thế.

Gia đình là nền tảng quan trọng, giúp Khôi có thể vững vàng trên con đường start-up. Gần như chưa bao giờ, Khôi phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Khôi có thể trắng tay và chỉ cần không mang nợ về nhà là được”.

Theo Khôi, xác định đi theo con đường start-up thì người khởi nghiệp không được phép sợ thất bại vì đó là điều chắc chắn sẽ diễn ra.

Nếu các bạn đã xác định được mục tiêu thì hãy mạnh dạn bắt tay vào khởi nghiệp càng sớm càng tốt. Bởi vì chúng ta chắc chắn sẽ thất bại và thất bại đến sớm sẽ tốt hơn là đến muộn”. CEO Khôi Nguyễn cũng cho rằng, là một start-up, bạn phải đương đầu với nhiều rủi ro. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải đứng dậy thật nhanh sau những vấp ngã và biết rút kinh nghiệm, học được từ đó những bài học quý giá.

“Khởi nghiệp ở Việt Nam: Hãy học kỹ thuật tạo ra bánh xe và đem nó đến nơi không có để dùng”

Theo Khôi Nguyễn, có 2 lựa chọn cơ bản trong lĩnh vực khởi nghiệp, đó là sáng tạo thứ hoàn toàn mới và học tập mô hình từ nước ngoài.

Nếu bạn sáng tạo ra cái mới mà trên trái đất này chưa một ai nghĩ ra thì bạn nên sang Mỹ thử nghiệm. Ở đó xã hội phát triển nên họ sẵn sàng đón nhận những thứ mới tinh và khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn.

Nếu chọn khởi nghiệp ở Việt Nam, bạn nên học hỏi mô hình từ nước ngoài. Xã hội các nước phát triển đi trước chúng ta nhiều năm. Những bài toán Việt Nam gặp phải, họ cũng từng đối mặt và giải quyết thành công. Vì thế, chúng ta không việc gì phải mất công sáng tạo ra bánh xe mà hãy học cách làm cái bánh xe đó và đem nó đến nơi chưa có để dùng”, Khôi Nguyễn phân tích.

“Có thể nhiều người nghĩ tôi viển vông nhưng giúp đỡ người khác mới là mục đích sống cuối cùng của chúng ta”

Từ khi bắt đầu dấn thân vào con đường start-up, lĩnh vực mà Khôi quan tâm là giáo dục và sức khỏe. Khôi mong muốn, việc mình làm đem lại giá trị cho cộng đồng.

“Nói ra thì nghe viển vông quá nhưng đó là sự thật. Điều Khôi muốn là giúp đỡ được nhiều người và giải quyết các rắc rối trong xã hội. Khôi cũng nghĩ đây mới là mục đích thực sự của các start-up. Chúng ta kiếm tiền, chúng ta khởi nghiệp… cuối cùng đều vì muốn đóng góp và được xã hội ghi nhận”.

Không đặt nặng mục tiêu tiền bạc, Khôi cho rằng 2 lý do quan trọng khiến anh đam mê start-up là mong muốn chinh phục thử thách, vượt qua bản thân mình và giúp đỡ mọi người. “Nếu đã chinh phục thử thách, thoát ra khỏi vũng an toàn thì tiền bạc, thành công sẽ tự khắc xảy đến như một hệ quả tất yếu“, Khôi nhấn mạnh.

Hiện tại, CEO Khôi Nguyễn mong muốn hệ thống của mình sẽ ngày càng mở rộng, kết nối được nhiều người đến phòng tập hơn nhằm giúp họ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp. Ở phía các phòng tập, họ có cơ hội tận dụng nguồn tài nguyên đang bị dư thừa và có cơ hội tăng doanh thu. Đó chính là cách Khôi giúp đỡ mọi người và cống hiến cho xã hội ngày một phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vương Phi - Thế Việt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.