CEO Bkav: 'LG bán mảng sản xuất smartphone là hướng đi hợp lý'
"LG bán mảng sản xuất, giữ lại mảng R&D và thiết kế Smartphone là hợp lý", đây là quan điểm của ông Nguyễn Tử Quảng (CEO Bkav) trước sự việc LG bán mảng Smartphone mà truyền thông đưa tin rầm rộ trong nhiều ngày qua.
Trước đó, tờ Korea Times đưa tin gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc LG đang tiến hành bán tách bộ phận sản xuất di động do thâm hụt gia tăng trong những năm gần đây, trong khi vẫn giữ lại mảng R&D để nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Nguồn tin trên cũng đề cập đến việc Tập đoàn Vingroup chuẩn bị mua lại tất cả các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của Tập đoàn điện tử LG (LG Electronics) tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil. Hiện phía Vingroup vẫn lựa chọn im lặng trước thông tin này.
Ngoài Vingroup, một công ty khác là Facebook cũng tỏ ý quan tâm tới các bằng sáng chế liên quan tới điện thoại di động của LG và các tài sản sở hữu trí tuệ khác không phải công nghệ phần cứng.
Về phần mình, CEO Nguyễn Tử Quảng cho rằng động thái trên của LG không có nghĩa là họ sẽ không tham gia mảng kinh doanh này bởi LG chỉ bán các cơ sở sản xuất, tức là các nhà máy, nhưng giữ lại mảng R&D và thiết kế Smartphone.
"LG là một công ty có hệ sinh thái sản phẩm công nghệ phong phú, nếu bỏ smartphone là họ tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình. Do đó họ chỉ bán các nhà máy sản xuất, giữ lại các bộ phận cốt lõi là R&D và thiết kế là điều dễ hiểu", ông Quảng viết nhận định của mình trên Facebook cá nhân.
Vị CEO của Bkav cũng nói thêm rằng từ các công nghệ của smartphone, nhà sản xuất có thể làm ra nhiều loại sản phẩm công nghệ khác, mà các công ty bình thường không thể làm tốt.
Ông dẫn ví dụ nhờ mảng Smartphone, Bkav mới có thể sản xuất thành công camera với AI tích hợp sẵn AI View. Ông Quảng cũng mạnh dạn cho rằng sau khi bán các nhà máy, LG sẽ hoạt động theo mô hình giống như Bkav hay Apple, Sony, Huawei, tức là hãng sẽ nghiên cứu, thiết kế và chuyển các bản thiết kế cho các nhà máy chuyên sản xuất để thuê họ gia công.
Lý giải về sự chuyển đổi này của LG, ông Quảng cho biết về mặt trực quan, các nhà máy sản xuất smartphone nhìn rất lớn, đôi khi rộng đến vài ha nhưng phần đóng góp vào giá trị sản phẩm lại rất khiêm tốn so với một bộ phận thiết kế vài trăm người tại một văn phòng chỉ rộng vài nghìn mét vuông.
Ông lấy ví dụ một chiếc Smartphone có giá 10 triệu đồng, công đoạn sản xuất chỉ chiếm giá trị khoảng 200.000 đồng (tương đương 2% giá trị). Đây cũng là công đoạn đóng góp giá trị thấp nhất.
Trong khi đó ở chuỗi giá trị làm ra một chiếc Smartphone, giá trị gia tăng lớn nhất thuộc về các công đoạn thiết kế kiểu dáng, cơ khí, điện tử và phần mềm và nó cũng quyết định sự khác biệt, chất lượng của sản phẩm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/