|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cáp quang bị đứt hay lượng truy cập lên tới cả trăm triệu người một lúc nhưng Neflix vẫn chạy ngon ơ, không bị lag, giật và đây là lý do

07:30 | 01/12/2021
Chia sẻ
Tháng trước, 111 triệu người đã xem Squid Games trong những tuần đầu tiên bộ phim này công chiếu trên Netflix. Dù nhu cầu tăng vọt, Netflix vẫn xử lý "ngon ơ".

Hàng trăm nghìn người đã đổ xô vào xem "Squid Games" trên Netflix hồi tháng trước, họ có thể đã không nhận ra một điều đáng kinh ngạc. Netflix đã không "hề hấn" gì trước nhu cầu người xem tăng vọt, ngay cả khi các dịch vụ khác "vật vã" để duy trì chất lượng trong các tình huống ít khó khăn hơn.

Vì sao xem Netflix lúc nào cũng 'căng đét', hiếm khi 'lag giật'? - Ảnh 1.

Netflix là một trong những dịch vụ streaming ổn định nhất hiện nay. (Ảnh: WSJ).

Khi quá nhiều người cùng xem một dịch vụ streaming, người xem thường gặp phải nhiều vấn đề như hình ảnh lag, giật, không thể điều khiển được video hay thậm chí toàn bộ dịch vụ không thể truy cập. 

Ví dụ, Disney Plus đã "sập" ngay vào ngày đầu tiên vì không thể đáp ứng được nhu cầu người xem  lớn. HBO Max cũng từng gặp tình trạng tương tự khiến đội ngũ lãnh đạo phải thừa nhận ứng dụng là một "mớ hỗn độn".

Năng lực kỹ thuật đăng sau Netflix chính là nền tảng thành công của ứng dụng này. Netflix đã dành 10 năm qua để xây dựng một mạng lưới máy chủ rộng khắp có tên Open Connect. Open Connect giúp Netflix tránh được phần lớn các rắc rối mà nhiều ứng dụng streaming đang gặp phải.

"Một trong những lý do vì sao Netflix là người đi đầu trên thị trường là thứ mà những người không làm trong mảng kỹ thuật sẽ không đánh giá được đầy đủ, vào đó là Open Connect", Dan Rayburn, một nhà phân tích tại Frost & Sullivan, nói với The Verge. "Netflix đã bao nhiêu lần gặp phải vấn đề với dịch vụ của mình trong suốt 10 năm qua?", ông nói.

Open Connect được tạo ra vì Netflix "biết chúng ta cần xây dựng một mức độ hạ tầng công nghệ có thể đáp ứng được lượng truy cập kỳ vọng theo định nghĩa thành công của mình", ông Gina Haspilaire, phó chủ tịch phụ trách mảng Open Connect của Netflix, nói. "Chúng tôi cảm thấy mình sẽ thành công và chúng tôi biết rằng internet vào thời điểm đó không thể đáp ứng được lưu lượng truy cập toàn cầu".

Chẳng ai muốn ngồi xem một bộ phim và dịch vụ streaming thì bị lỗi hoặc đang tải nội dung trong vô vọng. Điều Netflix dự đoán được là nó luôn phải duy trì một mức độ chất lượng dịch vụ nhất định và vì thế Netflix đã tự xây dựng một hệ thống phân phối nội dung.

Open Connect là gì?

Open Connect là mạng phân phối nội dung của chính Netflix. Nó được phát triển để truyền tải các nội dung của dịch vụ streaming này. Khởi động từ năm 2012, chương trình Open Connect của Netflix bao gồm việc Netflix cung cấp các thiết bị phần cứng cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để họ "địa phương hoá" lưu lượng truy cập.

Các thiết bị này chứa nhiều bản sao nội dung của Netflix để giảm áp lực lên mạng kết nối do nội dung không còn phải đi qua nhiều kênh trước khi chạm đến người dùng cuối.

Phần lớn dịch vụ streaming nội dung lớn hiện nay đều phụ thuộc vào các mạng phân phối nội dung (CDN) bên thứ ba. Điều này giải thích vì sao cách tiếp cận của Netflix lại cực kỳ độc đáo. 

Nếu như không có các hệ thống như Open Connect hay CDN bên thứ ba, yêu cầu nội dung từ ISP sẽ "phải đi qua nhiều điểm kết nối và có thể phải truyền tải qua từ 4 đến 5 đơn vị mạng khác nhau trước khi đến được với điểm kết nối gốc, nơi lưu trữ nội dung", ông Will Law, giám đốc kiến trức kỹ thuật đa phương tiện tại Akamai, chia sẻ với The Verge. Điều này không chỉ làm gián đoạn kết nối mà còn cực kỳ đắt đỏ vì ISP có thể sẽ phải trả tiền được tiếp cận nội dung này.

Để tránh áp lực lên mạng lưới và chi phí, Netflix chuyển các bản sao nội dung của mình đến máy chủ của chính mình trước. "Chúng tôi, Open Connect, mang một bản sao của Bridgerton đến điểm gần nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn nhất, và trong một số trường hợp, nó được đặt ngay trong mạng của nhà cung cấp dịch vụ", ông Haspilaire chia sẻ và nhấn mạnh chiến lược này giúp làm giảm áp lực kết nối.

Hiện tại, Netflix cho biết đang có khoảng 17.000 máy chủ tại 158 quốc gia. Netflix cũng khẳng định đang tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối nội dung của mình. Hãng này cũng tiết lộ máy chủ được đặt ở những nơi nó có nhiều người dùng nhất và tuỳ thuộc vào mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet.

"Bất kỳ ai muốn cải thiện kết nối đều muốn đặt máy chủ gần người dùng cuối nhất có thể", ông Law giải thích. Khi Open Connect khởi động một thập kỷ trước, Netflix bắt đầu hợp tác với các nhà mạng để triển khai. Netflix cung cấp cho các nhà mạng máy chủ miễn phí và có một đội ngũ kỹ thuật để duy trì hoạt động của máy chủ. Netflix cho biết nhà mạng được lợi do tiết kiện chi phí phải tự mình tải dữ liệu về.

Trong khi các CDN bên thứ ba làm rất nhiều công việc và đáp ứng nhu cầu của nhiều công ty khác nhau, hệ thống của Netflix chỉ thực hiện duy nhất một nhiệm vụ: phân phối các nội dung của Netflix.

Netflix không chia sẻ số tiền đã đầu tư để duy trì và xây dựng hệ thống máy chủ, Netflix cho biết đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Open Connect kể từ thời kỳ sơ khai nhất. Đổ tiền vào trải nghiệm cao cấp và thu hút người dùng là mấu chốt trong mô hình kinh doanh của Netflix.

Hiện nay, không phải nhà mạng nào cũng cho phép Netflix đặt phần cứng của Netflix vào trong hệ thống. The Verge nói rằng một nhân sự AT&T cho biết nhà mạng này đang bán cho Netflix các giải pháp tối ưu vận hành thay vì cho phép Netflix đưa máy chủ vào trung tâm dữ liệu của mình.

Khi được hỏi về điều này, Netflix nói mối quan hệ của nó với các nhà mạng trên toàn cầu được thay đổi và thích ứng. Netflix chia sẻ rằng sự sắp xếp là tuỳ theo sự hỗ trợ của nhà mạng và Netflix sẽ cố gắng tìm các điểm kết nối để mang nội dung đến gần người xem nhất có thể.

Vấn đề Netflix quan tâm nhất là mang đến một trải nghiệm video hấp dẫn cho người dùng cho dù nhà mạng của bạn tệ đến mức nào.

Để làm được điều này, Netflix chuyển ba bản sao của mỗi bộ phim đến các máy chủ của nó, mỗi bản sao có mức độ chất lượng khác nhau. Nếu nhà mạng đang gặp vấn đề hoặc quá tải, hệ thống sẽ tự động chuyển sang một phiên bản nội dung chất lượng thấp hơn để duy trì trải nghiệm người xem không gián đoạn.

"Chúng tôi tuỳ chỉnh nội dung theo chất lượng nhà mạng", ông Haspilaire, chia sẻ. "Đây là lý do vì sao bạn không nhận ra kết nối mạng của bạn đang có vấn đề mà nội dung stream vẫn duy trì", ông khẳng định.

Nam Khánh

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.