|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 23/12: Đài Loan (Trung Quốc) lần đầu có ca nhiễm sau hơn 8 tháng

08:26 | 23/12/2020
Chia sẻ
Tính đến 7h sáng nay 23/12, thế giới đã vượt 78 triệu ca nhiễm. Châu Âu cấp phép cho vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam:


Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, chiều hôm qua (22/12) có thêm 6 ca nhiễm là người nhập cảnh. Tổng số ca mắc COVID-19 là 1.420 trường hợp.  

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 16.360.  

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến chiều hôm qua, nước ta đã chữa khỏi cho 1.281/1.420 bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần một với virus SARS-CoV-2 là 6 ca; số ca âm tính lần hai với là10 ca, số ca âm tính lần ba là 4 ca.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo cập nhật từ Worldometers, tính đến 7h sáng nay, toàn thế giới có tổng cộng hơn 78,29 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,72 triệu người tử vong và 55,07 triệu bệnh nhân phục hồi (đạt 70%). 

Đến nay, 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, 2 tàu du lịch trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19

Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) ngày hôm qua đã cấp phép cho vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech, mở đường cho các nước EU tiến hành tiêm chủng đại trà trong vài ngày tới. 

Theo Reuters, một số nước EU là Đức, Pháp, Áo và Ý thông báo có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng từ ngày 27/12. 

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 18,64 triệu ca nhiễm COVID-19, sau khi ghi nhận thêm 157.129 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 2.830 ca, nâng tổng số lên 330.192. Tổng số người phục hồi là hơn 10,90 triệu người (tỷ lệ phục hồi đạt 58%). 

Số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày vì đại dịch tại Mỹ vẫn đang ở mức cao vượt tầm kiểm soát.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca bệnh COVID-19 tại Mỹ có thể gia tăng chồng chất nếu người dân vẫn bất chấp rủi ro, đi lại nhiều vào dịp cuối năm, theo CNN.

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 10,09 triệu ca nhiễm và 146.476 (1,5%, một tỷ lệ tương đối thấp) ca tử vong, tăng lần lượt 23.881 và 331 so với ngày hôm trước. Tỷ lệ phục hồi đạt 95% với tổng 9,66 triệu người đã khỏi bệnh. 

Các ca bệnh đang hoạt dộng liên tục giảm từ tháng 9. Chuyên gia nước này cho biết tình hình dịch bệnh đã ổn định. 

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 55.799 và 963 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 7,32 triệu và 188.285 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 6,35 triệu, tỷ lệ phục hồi đạt 87%. Số ca nhiễm mới và tử vong hàng ngày tại Brazil đang tăng mạnh trở lại.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, sau khi ghi nhận thêm 28.776 ca mắc và 561 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga tới hiện tại là hơn 2,9 triệu trường hợp, trong đó 51.912 trường hợp tử vong, và hơn 2,31 triệu người hồi phục (đạt 79%). Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Nga đang tăng dần.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 22/12: Thêm nước phát hiện chủng virus SARS-CoV-2 mới tại Anh - Ảnh 1.

Hình minh hoạ. (Ảnh: TASS).

Pháp, vùng dịch lớn thứ 5 thế giới vẫn đang báo cáo số ca bệnh mới và tử vong theo ngày ở mức khá cao trong một tháng qua dù đã giảm nhiều so với đỉnh dịch hồi đàu tháng 11.

Làn sóng thứ hai của đại dịch còn khó kiểm soát khi mục tiêu giảm số ca nhiễm hằng ngày xuống dưới mức 5.000 còn khá xa.

Reuters cho biết nước này hôm qua đã gỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển hàng hóa từ Anh, cho phép người Pháp và cư dân các nước EU khác trở về nhà, với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng chưa đầy ba ngày.

Belarus đã trở thành quốc gia đầu tiên đăng ký vắc xin Sputnik V của Nga, trong bối cảnh nước này đang trải qua đợt dịch thứ hai nghiêm trọng khi số ca mắc và tử vong hàng ngày tăng liên tục trong hơn một tháng qua.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết, nước này ghi nhận thêm 15 ca nhiễm mới, trong đó có hai trường hợp bản địa ở tỉnh Liêu Ninh, và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19.

Hiện Trung Quốc có tổng cộng 86.867 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 81.909 (94%) bệnh nhân được chữa khỏi. Nước này gần đây liên tục ghi nhận các đợt bùng phát cục bộ khiến một số thành phố phải phong toả và xét nghiệm trên diện rộng.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu người trước Tết Nguyên đán, theo CNN.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) thông báo nước này ghi nhận 869 ca mắc mới, với 824 ca nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 51.460 ca, trong đó có 722 trường hợp tử vong, và 35.928 người đã hồi phục (70%). 

Các ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đã giảm xuống dưới mức 1.000 trường hợp ngày thứ hai liên tiếp. Nhưng số người không qua khỏi vì đại dịch trong một ngày qua vẫn đạt mức cao kỷ lục (24 ca), theo Yonhap.

Các cuộc tụ tập nhiều hơn 4 người sẽ bị cấm tại các nhà hàng ở Seoul và các khu vực lân cận từ hôm nay. 

Một số địa điểm du lịch mùa đông như khu trượt tuyết, sân trượt băng, bao gồm cả bãi biển Jeongdongjin ở tỉnh Gangwon, một trong những bãi biển nổi tiếng nhất để ngắm bình minh vào ngày đầu năm mới, đều phải đóng cửa từ thứ 24/12 cho đến 3/1/2021. Các cơ sở lưu trú cũng được yêu cầu mở ở mức 50% công suất.

Đài Loan (Trung Quốc) hôm qua lần đầu báo cáo một ca COVID-19 nội địa sau hơn 8 tháng không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, theo CNA.

Ca bệnh mới là một phụ nữ 30 tuổi là bạn của một phi công từ New Zealand, người nhiễm COVID-19 trước khi tới Đài Loan. 167 trường hợp tiếp xúc gần đã được xác định.

Thái Lan đang chứng kiến đợt bùng phát lớn nghiêm trọng khi đã phát hiện hơn 800 ca nhiễm từ hôm 17/12 tới nay, tất cả đều có liên quan tới khu chợ ở tỉnh Samut Sakhon gần thủ đô Bangkok. Quốc gia này trước đó chỉ ghi nhận tổng cộng khoảng 4.000 ca nhiễm.

Phần lớn các ca bệnh mới là công nhân đến từ Myanmar và làm việc trên các tàu thuyền đánh bắt hải sản cũng như các nhà máy chế biến thủy sản ở Thái Lan, theo AFP.

Như Ý

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.