|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được duyệt đầu tư theo hình thức BOT

15:01 | 07/02/2018
Chia sẻ
Thủ tướng Chính phủ vừa mới đồng ý chủ trương đầu tư đoạn cao tốc từ Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT như đề nghị của Bộ GTVT, UBND tỉnh Lạng Sơn và ý kiến của Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.
cao toc huu nghi chi lang duoc duyet dau tu theo hinh thuc bot Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng: Vướng cơ chế tài chính, đề xuất hình thức đầu tư khác

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai đoạn cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT.

cao toc huu nghi chi lang duoc duyet dau tu theo hinh thuc bot
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT; trong đó lưu ý xử lý các bất cập về trạm thu giá của Dự án.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý chủ trương đầu tư đoạn đường từ Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Lạng Sơn và ý kiến của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, thực hiện bổ sung đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng vào Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020.

Trong quá trình triển khai Dự án, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tín dụng đối với Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung đoạn cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.

K.Hà

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).