|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cách những quốc gia có nền bóng đá phát triển đối phó với nạn 'phe vé'

11:56 | 19/11/2019
Chia sẻ
Tình trạng phe vé trở nên rất phổ biến mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu trên sân nhà. Những tấm vé có thể bị hét lên gấp 10 lần so với giá gốc.

Cảnh tượng quen thuộc

Vài năm gần đây, nhất là sau những thành công của U23 Việt Nam tại giải vô địch U23 châu Á 2018, sức nóng của bóng đá Việt Nam đã trở lại ở mức rất cao. Mỗi khi đội tuyển quốc gia hay U23 tổ chức trận đấu trên sân nhà, đó quả thật là một ngày hội.

Thế nhưng, ngày hội không chỉ dành cho những người hâm mộ. Giới phe vé cũng hưởng lợi rất nhiều từ những chiến tích của đội tuyển. Đã có rất nhiều những bài báo phản ánh cổ động viên phải mua vé với giá gấp cả chục lần từ giới "cò" bên ngoài sân vận động.

Như thường lệ, các thương binh luôn được phép ưu đãi mua một số lượng vé nhất định với giá gốc tại VFF. Và như mọi lần, cảnh tượng chen lấn, xô đẩy vào ngày VFF phát giấy hẹn cho thương binh đã không còn quá xa lạ.

75534247_422882915051865_3071737928376909824_n

Thương binh cố trèo qua cổng của AFF để lấy giấy hẹn mua vé. Ảnh: Lê Quý

Những tiếng chửi tục đã vang lên. Nhiều người còn trèo qua cổng rào bất chấp sự ngăn cản của an ninh. Bên ngoài nhiều người hô lớn: "Tôi yêu cầu VFF phải tăng số lượng bán vé cho anh em thương binh".

Ở phía sân vận động, cánh phe vé cũng hoạt động hết công suất trong những ngày trước khi trận đấu của đội tuyển diễn ra. Một cặp vé với giá gốc 500.000 đồng bị hét lên giá 6 triệu đồng, mà vẫn có "cò" nhận định là cháy vé.

Trên thực tế, việc giá vé bị đẩy lên cao là chuyện hết sức bình thường. Theo qui luật cơ bản của kinh tế thị trường, khi cầu lớn hơn cung thì mức giá sẽ tăng. 

Sân vận động quốc gia có 40.000 chỗ ngồi, tương ứng với tầm ấy vé phát hành. Tuy nhiên, vé sẽ được phân phối một phần tới hội cổ động viên đội khách, vé mời cho các đơn vị, vé ưu đãi (cho thương binh là một ví dụ)... Do đó, phần vé mở bán công khai phổ thông không còn nhiều.

75380548_2530253980542948_4821289373184032768_n

Cò vé chủ động bắt khách bất cứ ai đi dọc qua sân vận động quốc gia những ngày này. Ảnh: Lê Quý

Trước đây với cách bán vé truyền thống, đã có những lần người hâm mộ phải xếp hàng dài ở trước sân vận động quốc gia với hi vọng mua thành công một cặp vé. 

Hiện tại, với cách mở bán vé trực tuyến, độ "khốc liệt" để kiếm vé cũng chẳng giảm đi khi chỉ 1-2 phút sau khi mở bán là đã không còn vé để mua.

Có thể nói chênh lệch quá lớn giữa cung - cầu chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Theo lí thuyết, hoàn toàn có thể tăng giá vé lên ngang mức giá chợ đen, thì sẽ không còn tình trạng "cò" vé hoạt động. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra vì có thể sẽ đi ngược lại tôn chỉ của ban tổ chức.

Nước ngoài đối phó với "cò" vé thế nào?

Tháng 4/2019, câu lạc bộ Chelsea của Anh đã tiến hành những thủ tục pháp lí để kiện hai người đàn ông vì hành vi "phe vé" ngay tại sân vận động Stamford Bridge của họ. 

Ngoài hai người có thể bị cấm vĩnh viễn tới sân hoặc các khu vực quanh sân vận động, 5 người khác đã phải chịu án cấm có thời hạn vì hành vi tương tự, theo The Guardian.

Không những bị cấm xuất hiện trong bán kính 400 m từ sân vận động (nếu bị phát hiện có thể bị bắt giữ), mỗi người đều phải nộp lại toàn bộ số tiền đã trục lợi. Nếu cố tình vi phạm, những người đàn ông trên có nguy cơ ngồi tù.

Trên thực tế, việc "cò" vé là bất hợp pháp tại Anh. Nếu có đầy đủ bằng chứng chứng minh, có thể khép "cò" vào một bản án tù. Tuy nhiên, Chelsea là câu lạc bộ đầu tiên có những hành động thực tế để đảm bảo quyền lợi của người hâm mộ không có điều kiện mua vé.

ECQMXLzXUAIlem4

Câu lạc bộ Chelsea của Anh cứng rắn đối phó với giới "cò" vé. Ảnh: Chelsea

Ở một số nước, còn xuất hiện tình trạng "cò" vé công nghệ cao siêu đẳng hơn. Ticketmaster là một công ty đa quốc gia chuyên phân phối vé có trụ sở tại Bervely Hills, Mỹ. 

Sẽ không có gì đáng nói nếu họ không viết ra một phần mềm có khả năng mua hàng loạt vé một cách tự động. Họ không phải là công ty đầu tiên và cũng không phải là công ty duy nhất trên thị trường.

Tại Canada, chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai bộ luật về chống đầu cơ vé vào năm 2018. Theo khảo sát, 81% người dân nhất trí việc đầu cơ vé và mua vé bằng hệ thống tự động là bất hợp pháp. Sự quyết đoán của chính phủ Canada rất có thể sẽ khiến Ticketmaster và một số công ty có hệ thống mua vé tự động phải chùn tay.

Ngoài Anh và Canada, vài năm gần đây, nhiều nước và vùng lãnh thổ khác cũng bắt đầu có những luật rõ ràng và cứng rắn với giới "phe vé" như Hong Kong, New Zealand...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Quý

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.