|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các tàu chở LNG của Mỹ tới châu Á phải chọn tuyến đường dài hơn để tránh Biển Đỏ

16:08 | 25/12/2023
Chia sẻ
Sau các cuộc tấn công của Houthi trên tuyến đường thủy quan trọng buộc hàng trăm tàu phải đi các tuyến đường an toàn hơn nhưng dài hơn, khiến thời gian giao hàng bị kéo dài.

Theo dữ liệu theo dõi tàu của Bloomberg, các chuyến tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần đây được vận chuyển từ Mỹ và đến châu Á đang thay đổi lộ trình để tránh khu vực Biển Đỏ. Tuyến đường mới sẽ dài hơn và thời gian di chuyển dự kiến kéo dài hơn 1 tháng. 

Sự chuyển hướng này nêu bật sự thay đổi trong dòng chảy thương mại toàn cầu sau các cuộc tấn công của Houthi trên tuyến đường thủy quan trọng. Hàng trăm tàu phải đi các tuyến đường an toàn hơn nhưng dài hơn, khiến thời gian giao hàng bị kéo dài. 

LNG là mặt hàng quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là vào mùa đông. Đồng thời Đông Nam Á là khu vực nhập khẩu nhiều khí LNG nhất, còn Mỹ là quốc gia xuất khẩu hàng đầu. 

Tàu LNG Vivit Americas , được chất hàng tại nhà máy Cove Point ở Maryland vào ngày 16/12, ban đầu cắm cờ hướng đến Kênh đào Suez trước khi chuyển hướng ba ngày sau đó để đi vòng quanh Châu Phi. Con tàu mới đây thông báo sẽ đến Nhật Bản vào ngày 25/1, thời gian di chuyển mất hơn một tháng kể từ khi chất hàng.

Một tàu chở dầu khác là Prism Courage cũng đang tránh kênh đào Suez trên đường tới Hàn Quốc. Hàng hóa được lấy từ nhà máy Freeport LNG ở Texas vào ngày 16/12 và sẽ đến cập cảng Hàn Quốc ngày 26/1. Công ty dữ liệu Kpler cũng cảnh báo về sự chuyển hướng.

Các tàu chở LNG bắt đầu tránh Biển Đỏ trong tuần này, bao gồm cả các tàu quay trở lại để lấy hàng. Các tàu đi từ Mỹ đến châu Á có thể chọn tuyến đường ngắn hơn là đi qua kênh đào Panama. Tuy nhiên, tại đây đang xảy ra tình trạng tắc nghẽn do hạn hán. 

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy các chuyến hàng LNG của Qatar cho đến nay vẫn tiếp tục đi qua Suez đến châu Âu.

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.