Các nhà sản xuất khẩu trang bối rối với biện pháp hạn chế xuất khẩu sản phẩm ở châu Á
Koken, một nhà sản xuất khẩu trang chuyên dụng có trụ sở ở Nhật Bản, không thể xuất khẩu sản phẩm từ Thái Lan trong hai tuần trước ngày 3/3 do các biện pháp hạn chế của chính phủ, Nikkei đưa tin.
Ở Trung Quốc, chính phủ yêu cầu các nhà máy chuyển sang sản xuất trang phục bảo hộ và khẩu trang. Thậm chí họ còn kêu gọi các nhà máy chuyên cung cấp nguyên liệu hay thành phẩm cho các thương hiệu thời trang nước ngoài như Fast Retailing, tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đối mặt những biện pháp hạn chế hoặc mệnh lệnh từ giới chức. Báo The Wall Street Journal đưa tin nhà sản xuất khẩu trang Medicom Group (Canada) phải bán toàn bộ khẩu trang từ nhà máy của họ ở thành phố Thượng Hải cho chính quyền địa phương.
Nhà sản xuất khẩu trang Respilon không thể nhập nguyên liệu do biện pháp hạn chế xuất khẩu khẩu trang của Trung Quốc, theo trang DW (Đức).
Mệnh lệnh bán hoặc cho chính quyền sản phẩm trong thời kì dịch bệnh là điều bất ngờ đối với nhiều doanh nghiệp.
"Thông báo xuất hiện bất thình lình và chúng tôi đều cảm thấy ngạc nhiên", một người phát ngôn của Koken thổ lộ.
Hồi tháng 2, Bộ Thương mại Thái Lan từng thông báo họ sẽ kiểm soát hoạt động xuất khẩu khẩu trang. Họ yêu cầu mọi nhà sản xuất khẩu trang nộp đơn xin xuất khẩu lên chính phủ để giới chức xem xét từng trường hợp.
Thái Lan muốn ưu tiên khẩu trang cho nhu cầu trong nước trong bối cảnh tình trạng khan hiếm khẩu trang diễn ra. Song động thái ấy khiến nhiến những doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy ở Thái Lan cảm thây lo.
Siam Koken, công ty con của Koken tại Thái Lan, không thể xuất khẩu thành phẩm tới Nhật Bản sau thông báo của Bộ Thương mại. Trước đó Siam Koken sản xuất khẩu trang N95 để sử dụng trong hoạt động y tế và xuất khẩu toàn bộ sản phẩm sang Nhật Bản.
Sau đó Bangkok nới lỏng mức độ kiểm soát trong tháng 2 và Koken xác nhận rằng họ đã có thể xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản. Song một số nguồn tin tiết lộ chính phủ THái Lan nới lỏng sự kiểm soát với điều kiện Siam Koken để lại một số lượng khẩu trang cho thị trường nội địa.
Wichai Pochanakit, tổng giám đốc Cục Mậu dịch nội địa, nói với Nikkei rằng chính phủ nới lỏng sự kiểm soát theo từng trường hợp để bảo đảm rằng hoạt động xuất khẩu không gây nên tình trạng khan hiếm khẩu trang trong nước. Chính sách kiểm soát xuất khẩu có thể tồn tại tới tháng 6.
Ngay tại Nhật Bản, tập đoàn điện tử Sharp cũng quyết định sản xuất khẩu trang để hưởng ứng yêu cầu của chính phủ, trở thành nhà sản xuất nội địa đầu tiên mở rộng danh mục sản phẩm để chống COVID-19.
Châu Á thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhờ lợi thế giá lao động rẻ và khả năng tiếp cận dễ dàng thị trường Trung Quốc. Song những biện pháp can thiệp gần đây của chính phủ cho thấy những rủi ro của việc tăng mức độ phụ thuộc vào châu Á trong sản xuất.
Các chuyên gia nhận định sự xáo trộn trong hoạt động cung ứng khẩu trang giúp nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của đa dạng hóa vị trí sản xuất.
"Đối với giới doanh nghiệp, đa dạng hóa vị trí sản xuất và chuỗi cung ứng chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Nếu bạn chỉ sản xuất ở châu Á, bạn chưa thể đa dạng hóa rủi ro", Satoshi Akao, nhà điều hành cấp cao của tập đoàn Deloitte Tohmatsu và làm việc ở Thái Lan, phát biểu.
Takashi Nomura, một phóng viên của văn phong báo Nishimura & Asahi (Nhật Bản) tại Thượng Hải, nhận định các doanh nghiệp không thể từ chối mệnh lệnh của chính quyền trong những tình huống khẩn cấp như COVID-19.
"Diễn biến sau COVID-19 là yếu tố khó lường, và doanh nghiệp hầu như không thể dự đoán những tình huống như thế để chuẩn bị biện pháp đối phó", Nomura bình luận.
Nomura nói rằng rất khó nói những biện pháp của chính phủ phù hợp với pháp luật không, song nhiều người sẽ ủng hộ những biện pháp ấy vì chúng cần thiết để bảo vệ người dân trong tình huống cấp bách.
Atsuomi Obayashi, một giáo sư thuộc Trường Kinh doanh Keio ở Nhật Bản, nhận định giới doanh nghiệp phải luôn giả định rằng sự can thiệp của chính phủ có thể xảy ra trong trường hợp khẩn cấp và họ nên chuẩn bị cho khả năng đó trong giai đoạn bình thường.
"Ở Nhật Bản, chính phủ thường rất thận trọng mỗi khi áp dụng những biện pháp liên quan tới doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp đòi chính phủ bồi thường thiệt hại", Nomura nói.
Masahiko Hosokawa, giáo sư của Đại học Chubu ở Nhật Bản, cảnh báo rằng sự can thiệp của chính phủ để ưu tiên nhu cầu nội địa có thể tác động xấu tới vị thế "công xưởng thế giới" của châu Á.
"Sự can thiệp đơn phương của chính phủ, dù trong tình huống khẩn cấp", có thể dẫn đến tình trạng mất các doanh nghiệp nước ngoài với tư cách nhà đầu tư", vị giáo sư lập luận.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/