|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Các ngân hàng Mỹ trước đợt sát hạch khó nhất trong nhiều năm qua của Fed

01:00 | 27/06/2023
Chia sẻ
Trong đợt sát hạch thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra trong tuần này, các ngân hàng lớn ở Mỹ được dự đoán sẽ thể hiện được nguồn lực vốn đủ mạnh để vượt qua bất cứ đợt 'sóng gió' mới nào trong lĩnh vực ngân hàng.

Cuộc sát hạch năm nay được đánh giá là khó nhất trong nhiều năm qua. Trong kịch bản “tiêu cực nghiêm trọng” mà Fed đặt ra, tỷ lệ thất nghiệp tăng 6,5 điểm phần trăm, cao hơn mức tăng 5,8 điểm phần trăm trong cuộc kiểm tra năm 2022. Bên cạnh đó, giá bất động sản thương mại cũng tăng 40% theo giả thiết của Fed.

Kết quả sát hạch sẽ là cơ sở để Fed đưa ra mức vốn dự phòng cho các ngân hàng. Đây là mức vốn dự phòng bổ sung mà Fed yêu cầu các ngân hàng phải có để có thể vượt qua kịch bản kinh tế như giả thiết của Fed, bên cạnh mức vốn tối thiểu bắt buộc theo quy định để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày. Ngân hàng nào bị lỗ càng nhiều trong điều kiện giả thiết của Fed, yêu cầu vốn dự phòng bổ sung của ngân hàng đó sẽ càng cao.

Bất chấp tình hình bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng và mức độ khó của đợt sát hạch tăng cao như vậy, các chuyên gia phân tích và lãnh đạo trong ngành ngân hàng dự đoán 23 ngân hàng được kiểm tra sẽ cho thấy nguồn lực vốn vượt mức tối thiểu bắt buộc.

Trong kỳ kiểm tra năm ngoái, các ngân hàng chịu mức lỗ tổng cộng 612 tỷ USD trong kịch bản “tiêu cực nghiêm trọng”, nhưng vẫn có lượng vốn cao gần gấp đôi mức yêu cầu theo quy định của Fed. Viện chính sách ngân hàng mới đây dự đoán mức lỗ của các ngân hàng trong đợt sát hạch năm nay sẽ cao hơn đôi chút.

Các chuyên gia của ngân hàng RBC dự đoán các ngân hàng bị lỗ trong điều kiện giả thiết của Fed chủ yếu là do rủi ro trong lĩnh vực bất động sản thương mại, và nhiều ngân hàng có thể bị áp mức vốn dự phòng bổ sung cao hơn.

Theo giới phân tích, điều này, cùng với khả năng Fed tăng lãi suất hơn nữa và sự bất ổn trong triển vọng kinh tế, sẽ khiến các ngân hàng dè dặt hơn trong việc chi trả cổ tức trong năm nay.

Khánh Ly

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.