Các kênh YouTube chính thức có thể đóng góp bao nhiêu tiền vào khối tài sản khổng lồ của bà Nguyễn Phương Hằng?
Vừa qua, Công an TP HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, theo báo Thanh Niên. Viện kiểm sát nhân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.
Thời gian qua, bà Nguyễn Phương Hằng liên tục thực hiện livestream "tố" nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành,... làm từ thiện không minh bạch, "ngâm" tiền ủng hộ của nhà hảo tâm dành cho đồng bào vùng lũ lụt miền Trung năm 2020.
Những video livestream của CEO Nguyễn Phương Hằng thường được đăng tải trên một số kênh cá nhân, trong đó bao gồm hai kênh YouTube "Trường Đua Đại Nam" và "Nguyễn Phương Hằng".
Kênh "Trường Đua Đại Nam" hiện có hơn 399.000 lượt đăng ký với tổng số lượt xem đạt hơn 18 triệu lượt. Theo thống kê của trang theo dõi Social Balde, kênh YouTube này hiện có thể giúp nữ CEO Nguyễn Phương Hằng kiếm về 9 USD – 152 USD (hơn 200.000 đồng – hơn 3 triệu đồng) mỗi tháng, tương đương 114 USD – 1.800 USD (hơn 2,5 triệu đồng – hơn 41 triệu đồng) mỗi năm.
Đáng chú ý, hiện các video trên kênh YouTube này đã giảm lượt xem đáng kể. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do có một giai đoạn, kênh YouTube này bỗng chốc không thể truy cập được để lại hàng loạt kênh YouTube giả mạo trên Facebook khiến không ít người tò mò, liệu chuyện gì đã xảy ra với kênh các kênh YouTube này?
Trước đó, kênh YouTube thường xuyên đăng tải các buổi livestream của vợ đại gia Huỳn Uy Dũng (Dũng "lò vôi"). Đây cũng được coi là kênh truyền thông chính thức của bà chủ Đại Nam.
Trong buổi livestream đăng tải hôm 25/5/2021, bà Hằng đã thu hút khoảng hơn 500.000 lượt xem trên các nền tảng trong một tối. Tính riêng trên kênh YouTube "Trường Đua Đại Nam", có thời điểm buổi livestream của bà Hằng đạt hơn 160.000 lượt xem.
Theo Social Blade, chỉ tính riêng video YouTube đăng tải lại livestream trên kênh "Trường Đua Đại Nam" của bà Hằng hôm 25/5 đã có hơn 1,38 triệu lượt xem. Ước tính số tiền thu về từ video này ít nhất là 294 USD (6,7 triệu đồng) và cao nhất là 4.700 USD (108 triệu đồng). Tất nhiên còn phụ thuộc vào số lượt xem mà video nhận được, số lần nhấp chuột vào quảng cáo. Như vậy, trước khi bị gián đoạn, với lượng video lớn được đăng tải, kênh YouTube "Trường Đua Đại Nam" có thể mang về hàng trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỷ đồng cho nữ doanh nhân này.
Bên cạnh đó, nữ CEO này còn sở hữu một kênh YouTube cá nhân mang tên "Nguyễn Phương Hằng". Theo Social Blade, hiện kênh YouTube này có hơn 44.000 lượt đăng ký với tổng lượt xem cho các video đạt gần 520.000 lượt xem. Thống kê cũng chỉ ra kênh YouTube này mang lại một khoản tiền khiêm tốn cho bà Hằng, khoảng 2 USD – 36 USD (hơn 40.000 đồng – hơn 800.000 đồng) mỗi tháng, tương đương 27 USD – 428 USD (hơn 600.000 đồng – hơn 9 triệu đồng) mỗi năm.
Chiếu theo khối tài sản khổng lồ mà nữ CEO này đang sở hữu, khoản thu nhập có được từ YouTube thực tế không đáng là bao.
Ngoài hai tài khoản YouTube thường xuyên đăng tải các buổi livestream, bà Hằng cũng sử dụng một tài khoản TikTok cá nhân để làm điều tương tự. Kênh TikTok cá nhân của vợ đại gia "Huỳnh Uy Dũng" từng đạt được 2.400 lượt theo dõi và gần 5.600 lượt thích chỉ sau 7 tiếng lập ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết, kênh TikTok chính thức của bà Nguyễn Phương Hằng hiện đã bị cấm do vi phạm hướng dẫn cộng đồng nhiều lần trên nền tảng này.
Bên cạnh đó, nữ CEO Nguyễn Phương Hằng cũng sở hữu trang Facebook cá nhân với hơn 875.000 lượt theo dõi. Các bài viết được đăng tải trên trang cá nhân của nữ đại gia này nghìn lượt tương tác cùng hàng chục cho tới hàng trăm lượt bình luận. Dù vậy, trang Facebook cá nhân của bà Hằng đôi khi sẽ tạm khóa và cũng có những lúc hạn chế tính năng bình luận.
Liên quan tới vụ việc bà Hằng bị bắt giữ, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự.
Hàng loạt đơn tố giác của các nạn nhân đã được gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương về hành vi vu khống, làm nhục người khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/