|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Các hãng xếp hạng tín nhiệm lần lượt nhận định Nga vỡ nợ

14:22 | 15/04/2022
Chia sẻ
Các hãng xếp hạng tín nhiệm lần lượng đưa ra tuyên bố cho rằng Nga có thể bị xem là vỡ nợ do không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán trái phiếu bằng đồng ngoại tệ.

 

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 14/4 cho rằng Nga “có thể bị xem là vỡ nợ” nếu không thanh toán hai trái phiếu bằng đồng USD khi hết thời gian ân hạn ngày 4/5.

Trước đó, hôm 4/4, Nga đã trả bằng đồng ruble hai trái phiếu nước ngoài đáo hạn vào năm 2022 và 2042, sau khi Nga không thể dùng ngoại tệ do các lệnh trừng phạt đã cắt nước này khỏi hệ thống tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, việc thanh toán hai trái phiếu nói trên bằng đồng ruble "thể hiện sự thay đổi trong điều khoản thanh toán ... và do đó, (Nga) có thể bị coi là vỡ nợ theo định nghĩa của Moody's nếu không có sự thay đổi loại tiền thanh toán trước ngày 4/5 tới".

Moody's khẳng định: "Trong các hợp đồng mua bán trái phiếu không có quy định về việc hoàn trả bằng bất kỳ loại tiền nào khác ngoài đồng USD".

Quyết định trên của Moody’s được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings đã tuyên bố Nga “vỡ nợ một phần” do không thể thay toán cho các trái chủ bằng đồng USD.

Suốt nhiều tuần nay, Nga đã tránh được nguy cơ vỡ nợ, khi Bộ Tài chính Mỹ cho phép sử dụng ngoại tệ được nắm giữ ở nước ngoài để trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, tuần trước, Mỹ đã cấm Nga thanh toán nợ bằng đồng USD do các ngân hàng Mỹ nắm giữ.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đe dọa sẽ kiện Phương Tây ra tòa nếu Nga vỡ nợ. (Ảnh: Sputnik).

Bộ Tài chính Nga cho biết nước này buộc phải thanh toán khoảng 650 triệu USD cho các chủ nợ nước ngoài bằng đồng ruble khi đến thời gian đáo hạn bào ngày 4/4. Trước đó trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Chính phủ Nga sẽ kiện ra tòa nếu vỡ nợ, vì nước này đã cố gắng hết sức để thanh toán nợ.

Khánh Ly

Dragon Capital: Tiến trình nâng hạng, triển khai KRX sẽ thu hút thêm sự quan tâm của NĐT chứng khoán
Theo Dragon Capital, dù các yếu tố bên ngoài vẫn tiềm ẩn rủi ro nhưng các động lực tăng trưởng nội tại của Việt Nam và nỗ lực hiện đại hóa của Chính phủ lại cho thấy triển vọng thị trường chứng khoán tích cực.