|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Các dự án của Đại Quang Minh ở Thủ Thiêm đang thi công tới đâu?

16:50 | 11/05/2018
Chia sẻ
CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh thành lập vào tháng 3/2011, vốn điều lệ hiện là 4.850 tỷ đồng. Tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngoài 4 tuyến đường "dát vàng", công ty này còn là chủ đầu tư của hàng loạt dự án khác.
cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai 4 con đường 1.000 tỷ/km ở Thủ Thiêm đang làm đến đâu?
cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm không bị thất lạc
cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai Những con số chênh nhau tới kinh ngạc về giá đất kinh doanh và đền bù cho dân ở Thủ Thiêm

Ngoài 4 tuyến đường “dát vàng”, Đại Quang Minh còn đầu tư loạt dự án khác tại Thủ Thiêm

Trước đó trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đại Quang Minh cho biết chi phí đầu tư thực tế của 4 tuyến đường chỉ hơn 8.000 tỷ đồng. Đến nay, công ty đã giải ngân khoảng 6.000 tỷ đồng cho các đơn vị thi công, công ty không nhận được 3.900 tỷ đồng là các khoản chi phí trượt giá và chi phí lãi vay trong tổng mức 12.000 tỷ đồng. hiện công ty cũng đã nộp ngân sách UBND TP HCM 2.400 tỷ đồng.

12.000 tỷ đồng không phải là mức đầu tư tự Đại Quang Minh đưa ra mà dựa trên thiết kế của liên doanh Chodai-Yooshin và Bộ Xây dựng có ý kiến, có cơ quan quản lý chuyên ngành thẩm định.

Gần đây dư luận xôn xao về việc 4 con đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM) do CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 12 km, được thực hiện theo hình thức BT. Đối với dự án này, Đại Quang Minh gần như không phải giải phóng mặt bằng nhưng tổng mức đầu tư công bố vẫn lên đến 12.000 tỷ đồng (suất đầu tư trung bình 1.000 tỷ đồng/km). Mức kinh phí đầu tư quá lớn khiến người dân nghi vấn và gọi đây là những con đường “dát vàng”…

Trên website chính thức của công ty Đại Quang Minh thông tin, tính đến ngày 3/5, 4 tuyến đường này đã hoàn thành phần không vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) vào tháng 2/2017 theo đúng tiến độ và đã bàn giao đưa vào khai thác các phân đoạn kết nối với các tuyến đường hiện hữu. Còn phần vướng GPMB đang chờ thành phố bàn giao để thi công hoàn thành sau.

4 tuyến đường nói trên có tổng chiều dài 11,9 km, gồm Đại lộ Vòng cung R1 (3,4 km), đường ven hồ trung tâm R2 (3 km), đường ven sông Sài Gòn R3 (3 km) và đường Châu thổ trên cao R4 (2,5 km). Trong các tuyến đường này có 8 cây cầu và 2 cầu cạn. Công trình có cao trình xây dựng 3,4 – 3,8m trên mực nước biển, đảm bảo chống ngập trong 100 năm tới…

Trong khi đó, báo chí phản ánh, sau 5 năm xây dựng (khởi công từ tháng 6/2013), 4 con đường này vẫn còn nhiều hạng mục dừng thi công cả năm qua vì chưa thể GPMB. Trong đó, trục xương sống kết nối các khu chức năng của Thủ Thiêm - Đại lộ Vòng cung R1 là đường cấp 1, mặt cắt ngang 55 m, 6 làn xe, vẫn đang dở dang nhiều đoạn do chưa hoàn thiện GPMB. Ở những phần đã thi công xong, chủ đầu tư đã cho trồng cây, lắp hệ thống chiếu sáng, nhưng một đoạn dài của tuyến giữa trung tâm khu đô thị hiện vẫn chỉ là nền đất, hạng mục đường vượt qua cửa hầm Thủ Thiêm cũng vẫn đang ngổn ngang...

Ngoài ra, cầu số 8 cuối đường R2 kết nối với đường Trần Não, Lương Định Của cũng dừng thi công hơn 2 năm qua, máy móc, vật liệu nằm ngổn ngang, lâu ngày gỉ sét, cỏ bao trùm. Tại tuyến đường ven sông Sài Gòn R3 dài 3 km, mặt cắt ngang 28,1m chạy dọc theo bờ sông Sài Gòn, hiện đoạn từ hầm Thủ Thiêm tới cầu Thủ Thiêm 2 vẫn chưa tiếp tục thi công. Bên cạnh đó, ở một số tuyến đường phụ kết nối, vật liệu tập kết thành đống nhưng chưa có dấu hiệu tiếp tục thi công...

cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai
Đại lộ Vòng cung R1 vẫn đang dở dang nhiều đoạn do chưa hoàn thiện GPMB, một đoạn dài của tuyến giữa trung tâm khu đô thị hiện vẫn chỉ là nền đất... (Ảnh: Zing)

Ngoài 4 tuyến đường chính của Thủ Thiêm, tại Khu đô thị mới này Đại Quang Minh còn đầu tư hàng loạt dự án khác gồm Khu đô thị Sala, Quảng trường Trung tâm và Công viên Bờ sông, Cầu Thủ Thiêm 2, Vùng châu thổ phía Nam, Cầu đi bộ.

Trong đó, dự án có khối lượng thi công hoàn thiện lớn nhất hiện nay là Khu đô thị Sala. Website dự án án cho biết, tính đến ngày 13/4, khối tháp của cao ốc văn phòng – thương mại – dịch vụ IIA đã hoàn thành lắp đặt thang máy và thi công lắp đặt module kính, riêng khối đế thi công hoàn thiện tầng hầm B2. Khu biệt thự Saroma Villa tiếp tục thi công sơn và ốp đá tường rào, cột cổng tại lô L, biệt thự lô S đã hoàn thành và đang bàn giao. Khu công viên và sàn ngắm cảnh hoa Sala đã hoàn thiện…

Theo quy hoạch, dự án Khu đô thị Sala có 42,47 ha đất khai thác (để xây dựng nhà ở và xây công trình hỗn hợp thương mại – dịch vụ); đất công trình công cộng và tiện ích xã hội (bệnh viên, trường học, nhà văn hóa, bến du thuyền…) rộng 16,54 ha; đất xây công viên cây xanh 9,11 ha; đất giao thông (bàn giao cho nhà nước quản lý) chiếm 28,3 ha. Hệ số xây dựng 0,8 và quy mô dân số là 25.000 người.

Khu đô thị Sala bao gồm các loại sản phẩm biệt thự (biệt thự sinh thái Saroma Villa, biệt thự đa năng Saluni Villa và dinh thự Samarri Villa); căn hộ cao cấp; nhà phố thương mại; trung tâm thương mại – cao ốc văn phòng. Các tiện ích trong khu đô thị này gồm: công viên, bệnh viện quốc tế, trường học, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng sinh thái, bến du thuyền…

cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai
Khối tháp của cao ốc văn phòng – thương mại – dịch vụ IIA đã hoàn thành lắp đặt thang máy và tiếp tục lắp đặt module kính (L7 – L19). (Ảnh: website dự án)

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 diễn ra vào chiều và tối ngày 9/5 mới đây, người dân quận 2 phản ánh, sau hơn 15 năm dự án khởi động vẫn chưa thấy quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học đâu, mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, biệt thự…

cong ty dai quang minh cdt 4 tuyen duong dat vang tai thu thiem la ai ĐBQH tiếp xúc cử tri quận 2: Nhà nước đền bù 18 triệu/m2, doanh nghiệp bán 350 triệu/m2 đất Thủ Thiêm

Dự án đáng chú ý tiếp theo là Quảng trường Trung tâm và Công viên Bờ sông đã hoàn thành Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và hoàn thành công tác lập dự án đầu tư, đồng thời đang chờ cơ quan quản lý nhà nước thẩm định để tổ chức khởi công. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/4/2020.

Quảng trường Trung tâm của Thủ Thiêm có diện tích 20,13 ha, kết nối với trung tâm thành phố hiện hữu qua Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đến Công trường Mê Linh, quận 1. Quảng trường được quy hoạch thành không gian công cộng lớn nhất tại Việt Nam, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, tổ chức lễ hội văn hóa, chính trị, hoạt động giải trí phục vụ người dân.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang khởi công đồng loạt các gói thầu đường dẫn quận 2, đường dẫn quận 1, trụ chính S2 (giữa sông) và đang chờ công tác GPMB.

Cầu Thủ Thiêm 2 có tổng chiều dài 1.465m, phần cầu dài 885,7m, gồm 6 làn xe. Điểm đầu cầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn, quận 1 kết nối với Đại lộ vòng cung (tuyến R1) phía quận 2. Cầu có thiết kế dây văng với trụ tháp chính mang kiến trúc Cầu Rồng cao 113m, là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố qua Đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu nối đô thị mới Thủ Thiêm với quận 1, đồng thời kết nối mạng lưới giao thông giữa TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ.

Còn Công viên Bờ sông có diện tích 7,26 ha. Đây là công trình công cộng trải dọc 2 km bờ Đông sông Sài Gòn, từ Trung tâm triển lãm quốc tế phía Bắc đến Khu thể thao và giải trí phía Nam. Công viên Bờ sông sẽ được phát triển theo hướng mang bản sắc văn hóa Nam Bộ, là không gian công cộng đa chức năng với các khu cảnh quan, vườn cây, sân thể thao, ki-ốt…

Dự án vùng Châu thổ phía Nam đã hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 và đang chờ phê duyệt. Dự án này có tổng diện tích lên đến 150,25 ha, là vùng sinh thái ngập nước phía Nam bán đảo Thủ Thiêm, giáp sông Sài Gòn.

Cuối cùng là dự án Cầu đi bộ dài hơn 500m, kết nối Quảng trường trung tâm của Khu đô thị mới Thủ Thiêm với bờ Tây sông Sài Gòn tại Công trường Mê Linh.

Công ty Đại Quang Minh là ai?

Theo Cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia, CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh thành lập vào tháng 3/2011, trụ sở chính tại số 92 Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM, người đại diện theo pháp luật ban đầu là Chủ tịch HĐQT Trần Đăng Khoa.

Trong lần công bố thay đổi thông tin thứ nhất vào tháng 6/2016, CTCP Đầu tư Mai Linh đã rút toàn bộ 37,5% cổ phần; cá nhân ông Trần Đăng Khoa cũng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 17,5% xuống chỉ còn 5%; trong khi đó, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) lại nâng tỷ lệ sở hữu từ 45% lên mức 90%.

Đến tháng 7/2016 (lần thay đổi thông tin thứ 2), người quản lý doanh nghiệp kiêm người đại diện theo pháp luật của Đại Quang Minh đã đổi từ ông Trần Đăng Khoa sang ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco.

Lần thay đổi thông tin vào tháng 9/2017 mới đây, số vốn điều lệ của công ty đã được nâng từ 4.200 tỷ đồng lên 4.850 tỷ đồng.

N.Lê