|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Các công ty chứng khoán nhận định thế nào về giao dịch tuần sau (27 - 31/7)?

11:33 | 26/07/2020
Chia sẻ
Độ rộng thị trường phiên thứ Sáu ở trạng thái tiêu cực cùng thanh khoản tăng mạnh cho thấy sự lo lắng về dịch COVID-19 đã khiến đa số nhà giao dịch bán tháo. Nếu áp lực bán tiếp tục duy trì, VN-Index có thể trở giảm về vùng 805 - 815 trong tuần tới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh vào thứ Sáu tuần trước khi các nhà đầu tư lo lắng về sự trở lại của dịch COVID-19 sau khi thành phố Đà Nẵng xác nhận một ca dương tính với virus trong cộng đồng. Bên cạnh đó, áp lực giảm từ thị trường thế giới cũng gây áp lực đến thị trường phiên này.

Đóng cửa, VN-Index giảm 27,59 điểm còn 829,16 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 28 điểm còn 772,29 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 32 mã tăng/368 mã giảm, toàn bộ nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ.

Thanh khoản thị trường được đẩy lên mức cao nhất kể từ 12/6/2020, giá trị giao dịch tương đương 8.639 tỉ đồng. 

Điểm sáng duy nhất trong phiên cuối tuần đến từ khối ngoại. Trái với việc nhà đầu tư trong nước mạnh tay cắt lỗ, khối ngoại lại có phiên mua ròng trở lại mạnh nhất hơn một tháng qua với giá trị 272 tỉ đồng toàn thị trường.

Ghi nhận tại nhóm VN30, 5 cổ phiếu giảm mạnh hơn 5% là BVH (5%), CTD (6,9%), PNJ (5%), ROS (6,9%) và VPB (5,7%). Ngược lại, DHG (tăng 0,6%), LHG (2,5%) và CII (1,1%) đi ngược xu hướng chung.

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 27 - 31/7:

Các công ty chứng khoán nhận định thế nào về giao dịch tuần sau (27 - 31/7)? - Ảnh 1.

Nguồn: Chứng khoán MBS

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS)

Sau phiên giảm điểm mạnh và bất ngờ vào ngày 24/7, VN-Index hiện được hỗ trợ bởi vùng hỗ trợ 820 - 830 điểm. Diễn biến của VN-Index trong tuần tới nhiều khả năng chịu ảnh hưởng bởi tin tức liên quan đến nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

CTCP Chứng khoán MB (MBS)

Về kyĩ thuật, phiên giảm mạnh thứ Sáu như cú “đạp bồi” xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn một tuần vừa qua. Tuy vậy, khả năng thị trường sẽ có những phiên hồi kĩ thuật trong các phiên sắp tới. 

Nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm. Ngược lại, dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.

CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS)

Tâm lí thị trường đã trở nên thận trọng trong ngắn hạn khi áp lực bán xuất hiện trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, qua đó làm rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn gia tăng. Do đó, nhà đầu tư nên giảm tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục và đứng bên ngoài quan sát.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS)

VN-Index đã suy giảm nhanh sau khi đánh mất vùng hỗ trợ 860 điểm trong hai phiên trước. Chuyển động xu hướng của thị trường đã theo hướng tiêu cực. Hiện tại, VN-Index đang được hỗ trợ tại vùng 820 điểm. 

Với mức giảm quá trớn trong 1 phiên giao dịch, có thể thị trường sẽ tạm thời phục hồi trở lại trong thời gian ngắn để kiểm tra lại áp lực bán, tuy nhiên vẫn cần lưu ý rủi ro đang ở mức cao. 

Do vậy, nhà đầu tư nên thận trọng và giữ danh mục ở mức an toàn cho đến khi thị trường có tín hiệu hỗ trợ đủ mạnh.

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) 

Dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể tiếp tục có quán tính giảm vào đầu ngày để các chỉ số hai sàn kiểm định lại khu vực hỗ trợ phía dưới, đối với VN-Index đó là mốc 815 - 825 điểm. 

Tuy nhiên, lực cầu giá thấp có thể được thúc đẩy từ vùng hỗ trợ quan trọng này, giúp VN-Index có sự hồi phục kĩ thuật về phía sau đó. Trong kịch bản này, chỉ số sàn HOSE có thể sẽ kiểm định lại kháng cự ngắn hạn tại 840 - 845 điểm trước khi giảm điểm trở lại. 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.