|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các chủ nhà hàng Trung Quốc xoay xở với 'bão' giá thịt lợn

06:18 | 05/12/2019
Chia sẻ
Mặc dù nhập khẩu thịt lợn được đẩy mạnh trong năm nay, nhưng có thể không đáp ứng được nhu cầu trong nước và Trung Quốc chỉ có một lượng nhỏ thịt đông lạnh trong kho dự trữ quốc gia.
Các chủ nhà hàng Trung Quốc xoay xở với 'bão' giá thịt lợn - Ảnh 1.

Trung Quốc đã phải sử dụng nguồn thịt lợn dự trữ của nước này để bình ổn giá thịt lợn trước các tác động tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong bối cảnh giá thịt lợn tăng chóng mặt sau đợt dịch bệnh kéo dài gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn tại Trung Quốc, nguồn cung mặt hàng thực phẩm thiết yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang thiếu khoảng 25% nhu cầu, tương đương 13,5 triệu tấn, lớn hơn cả tổng sản lượng của Mỹ.

Theo ông Cao Xianli, chủ của nhà hàng cơm sườn ở thành phố Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc, nhà hàng của ông đang đối mặt với thách thức lớn nhất trong một thập kỷ qua khi không chỉ giá nguyên liệu đầu vào chính (sườn và thịt lợn) tăng gấp đôi so với năm ngoái mà nhà hàng còn không đảm bảo có đủ lượng thịt cần thiết để chế biến đồ ăn.

Giá thịt lợn phi mã đang những ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Giá thịt gà bán buôn tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, khi người tiêu dùng thay thế thịt lợn đắt đỏ bằng thịt gà có giá rẻ hơn, có nghĩa các chuỗi cửa hàng gà rán được ưa chuộng tại Trung Quốc cũng đang cảm nhận được sức nóng.

KFC, chuỗi cửa hàng gà rán có doanh thu hàng đầu tại Trung Quốc, đã đối phó với việc giá tăng bằng cách buộc các nhà cung cấp không được tăng giá quá 10%.

Để bù lại phần còn lại trong mức tăng của giá thịt gà, chuỗi cửa hàng này tăng số món không chế biến từ thịt gà trong thực đơn, thay bằng thịt vịt, vốn có giá thấp nhất trong số các loạt thịt tại Trung Quốc. Ngoài ra, KFC sử dụng những phần gà có giá rẻ hơn, thay cánh bằng thịt ức.

Tuy nhiên, không phải cửa hàng này cũng có thể làm như FKC. Vẫn có hàng triệu cửa hàng nhỏ có ít lựa chọn hơn trong việc đối phó với giá cả tăng và nguồn cung hạn chế.

Trở lại với câu chuyện của ông Cao Xianli, ông cho biết cửa hàng chuyên cơm sườn của ông khó có thể đa dạng hóa thực đơn. Hiện mỗi phần cơm đã tăng khoảng 10% lên giá 19 Nhân dân tệ (khoảng 63.000 đồng) và cơ bản khách hàng vẫn chấp nhận giá mới. Tuy nhiên, với các cửa hàng khác thì điều này là hoàn toàn không dễ dàng.

Lượng khách hàng đã giảm đáng kể sau khi cửa hàng tăng giá. Xishaoye, chuỗi cửa hàng bánh bao nhân thịt lợn truyền thống của Trung Quốc tại Bắc Kinh, đã phải hạ giá sau khi việc tăng giá nhẹ ảnh hưởng đến không nhỏ tới hoạt động kinh doanh.

Mặc dù nhập khẩu thịt lợn được đẩy mạnh trong năm nay, với khoảng 3 triệu tấn, nhưng có thể không đáp ứng được nhu cầu trong nước và Trung Quốc chỉ có một lượng nhỏ thịt đông lạnh trong kho dự trữ quốc gia.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã kêu gọi người nông dân khôi phục lại các trang trại lớn và các nhà chức trách các tỉnh nỗ lực hết sức để có thể đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đặc biệt là trước Tết nguyên đán.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố tới cuối năm 2020, sản lượng thịt lợn trong nước sẽ khôi phục được 80% mức thông thường trước đây. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra không mấy lạc quan về triển vọng này.