|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các cảng biển Mỹ chuẩn bị đón nhận lượng hàng khổng lồ từ Trung Quốc

21:35 | 22/08/2019
Chia sẻ
Những tranh chấp mới nhất trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bắc Kinh đã tạo tiền đề cho khả năng lặp lại tình trạng hàng hóa tràn vào các cảng của Mỹ để tránh thuế quan mới như cuối năm 2018.

Các nhà nhập khẩu, bán lẻ và vận tải Mỹ đang chuẩn bị cho một đợt thuế quan trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, dự kiến sẽ có hiệu lực trong giai đoạn là ngày 1/9 và ngày 15/12.

Và điều này có khả năng đẩy nhanh việc thu mua sản phẩm trước mùa mua sắm như đã diễn ra vào năm ngoái.

Sự gia tăng đột biến vào cuối năm 2018 đã giúp các cảng lớn của Mỹ ghi nhận những cột mốc kỉ lục về hàng hóa. 

Tuy nhiên, sự vội vã cũng làm tăng chi phí khi các nhà nhập khẩu chạy đua để hàng hóa được giao đúng thời hạn, chỉ để chúng nằm chờ thời gian dài trên tàu hoặc trong kho chứa, nơi sức chứa có gới hạn làm tăng phí cho thuê.

"Người tiêu dùng không cần những mặt hàng vừa được vận chuyển đến. Nó chỉ đơn giản là một trò chơi tài chính để tránh thuế quan cao hơn", ông Gene Seroka, Giám đốc điều hành của Cảng Los Angeles, cho biết.

Hiện tại, các cảng cảm thấy sự kiện tương tự đang diễn ra, với thông báo thuế quan mới nhất của ông Trump tạo ra một kì nghỉ cuối năm vội vàng nữa.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng đợt gia tăng về nhập khẩu có thể khiêm tốn hơn trong lần này.

impoeters1

Ảnh: AFP.

Thêm thời gian cho các nhà nhập khẩu

Hôm 1/8, ông Trump tuyên bố kế hoạch áp thuế 10% đối với 300 tỉ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc vào ngày 1/9, nhắm mục tiêu vào toàn bộ sản phẩm không nằm trong những đợt chịu thuế trước. 

Tuy nhiên, sau sự phản đối từ các nhà bán lẻ về tác động đối với người tiêu dùng, tuần trước, ông Trump đã đồng ý và hoãn thuế quan đối với hơn một nửa danh sách sản phẩm, với các mặt hàng được miễn trừ gồm đồ chơi, điện thoại di động, máy tính xách tay và các mặt hàng khác cho đến ngày 15/12.

Lịch trình mới tạo thời gian cho các nhà vận chuyển cân nhắc tải trước các đơn đặt hàng, đẩy nhanh đơn hàng để tránh các thuế suất mới.

Mặc dù vậy, một câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà máy có thể sản xuất đủ nhanh không, và liệu có thể đặt hàng trước không, ông Seroka nói với AFP.

Các cảng biển sẽ thiếu diện tích chứa hàng?

Los Angeles là một trong những cảng đạt kỉ lục trong năm 2018 và tiếp tục báo cáo những con số ấn tượng vào năm 2019, bù đắp sự sụt giảm về thương mại với Trung Quốc bằng khối lượng tăng với Việt Nam, Thái Lan và các nước châu Á khác, ông Seroka nói.

Nằm ở Bờ Tây, Los Angeles và Cảng Long Beach lân cận gồm Khu phức hợp Cảng San Pedro Bay dựa vào Trung Quốc để đạt được phần lớn giá trị thương mại.

Các cảng ở Đông Bắc, Đông Nam và Bờ Vịnh được hưởng lợi ít hơn từ việc tải hàng trước, theo các chuyên gia.

Jonathan Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia, cho biết các nhà nhập khẩu vẫn đang tập trung với danh sách thuế quan được công bố chỉ tuần trước để quyết định các bước tiếp theo của họ.

Tuy nhiên, họ gần như không gặp may khi nói đến hàng hóa trong danh sách chịu thuế vào ngày 1/9 vì một số đã được vận chuyển khi ông Trump công bố mức thuế, theo Independent.

"Rất khó để quay lại và đàm phán với các nhà cung cấp khi sản phẩm đã được vận chuyển", ông Gold nói.

Sức chứa giới hạn của kho hàng tại các cảng của Mỹ mang tới một thách thức khác, trong khi tiêu chuẩn nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh thấp sắp có hiệu lực vào ngày 1/1/2020, có thể khiến một số tàu dừng hoạt động vào cuối năm để nâng cấp, theo Walter Kemmsies của công ty bất động sản thương mại Jones Lang LaSalle.

Tuy nhiên, ông Kemmsies lại cho rằng sẽ có đủ không gian để chứa hàng, vì dù nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, căng thẳng thương mại trước đó với Trung Quốc có thể làm giảm tác động đối với các cảng. 

Lo ngại suy thoái kinh tế ở Mỹ cũng có thể làm giảm nhu cầu.

Daniel Hackett, một chuyên gia tư vấn thương mại, đã dự đoán số hàng tải trước lần này sẽ ít hơn so với đợt áp thuế 25% trong năm ngoái. 

Lyly Cao

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.