[Phần 1] Trung Quốc giành lợi thế trong thương chiến với Mỹ nhờ sản phẩm nông nghiệp
Thịt heo là nguyên liệu chính trong các bữa ăn của người Trung Quốc.
Quốc gia châu Á là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, với tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990, một biểu tượng của tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Thu nhập hộ gia định tăng, sự mở rộng và công nghiệp hóa trong nước đã đưa thịt vào bữa ăn của hàng trăm triệu người tiêu dùng Trung Quốc, những người đã quen với việc thịt heo luôn sẵn có và rẻ.
Tuy nhiên, trong 12 tháng qua, giá thịt heo đã tăng 30%, hậu quả của sự bùng phát dịch tả heo châu Phi (ASF). Bệnh dịch đã lan khắp các tỉnh, thành trên cả nước sau khi được phát hiện lần đầu vào tháng 8/2018.
Hàng triệu con heo đã bị chết hoặc tiêu hủy, với Rabobank dự báo sản lượng thịt heo của quốc gia châu Á có thể giảm một nửa vào cuối năm 2019.
Nhập khẩu, trước đó chiếm ít hơn 3% tiêu thụ của Trung Quốc, là hoạt động cần thiết để lấp đầy nguồn cung thiếu hụt.
Tuy nhiên, điều này lại trở thành một yếu tố không thuận lợi đối với Trung Quốc khi đang vướng vào một cuộc chiến thương mại.
Đối mặt với một đợt thuế quan khác từ Washington vào ngày 1/8, Bắc Kinh trả đũa với tuyên bố ngừng toàn bộ việc nhập khẩu nông sản Mỹ và ngặn nguồn cung lớn nhất của quốc gia châu Á.
Mặc dù vậy, trong khi nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn đã bị thiệt hại từ cuộc chiến thương mại, ngành thực phẩm đang cho thấy khả năng phục hồi với nỗ lực tìm kiếm những nguồn cung thay thế để giúp người tiêu dùng và nhà nhập khẩu điều tiết ảnh hưởng của lạm phát.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Mỹ, vốn đã chịu thiệt hại từ thời tiết xấu và thuế quan, đang phải đối mặt với một "cơn đau khác".
Người chăn nuôi nhà heo và nhà sản xuất đậu nành tại các vùng nơi tập trung người cử tri trung thành đối với Tổng thống Trump phải chịu một năm ảm đạm nữa, thách thức khẳng định của ông vào đầu tháng 8 rằng cuộc chiến thương mại càng kéo dài, Trung Quốc càng yếu và Mỹ sẽ ngày càng mạnh hơn.
"Không phải vấn đề lớn"
Tại chợ ướt Hồng Kiều, một người tiêu dùng họ Cao cho biết gia đình của ông vẫn mua thịt heo dù giá có cao hơn.
Một người tiêu dùng lớn tuổi khác cũng cho biết giá tăng không phải vấn đề lớn.
Người tiêu dùng, và các công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đến nay đã có thể hấp thụ tác động từ việc giá thịt heo tăng cao trong ngắn hạn, một số trường hợp là nhờ đến các nguồn protein thay thế.
Ông Peter Huang Ming-tuan, CEO Sun Art Retail Group, cho biết mặc dù lợi nhuận đã giảm 6% trong nửa đầu năm, doanh số bán hải sản và thịt khác ngoài thịt heo đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của việc giá tăng, vì sự thay đổi về chế độ ăn uống của người Trung Quốc đang gia tăng, dù chậm, trong dài hạn.
Sun Art Retail Group là chuỗi siêu thị lớn nhất của Trung Quốc và là nhà điều hành các thương hiệu RT-Mart và Auchan.
"Thịt heo đã có thể được thay thế", ông Huang nhận định. Nguyên nhân là người tiêu dùng Trung Quốc có nhiều tiền hơn để chi tiêu, và ngày càng có nhiều người ăn thịt bò.
Nguồn: OECD, FAO/Nikkei Asia Review.
Theo Nikkei Asia Review, một chuỗi nhà hàng nổi tiếng với món lẩu, trước đây sử dụng chủ yếu thịt bụng và nội tạng heo vì giá rẻ, cũng đã cung cấp nhưng món mới từ thịt bò và thịt cừu, giúp giá trên thực đơn trong tầm kiểm soát.
Ngoài ra, một số công ty đang hưởng lợi từ mức giá cao.
Điển hình như Delisi Food Quảng Đông, công ty giết mổ và bán sản phẩm thịt heo được niêm yết trên sàn giao dịch Thâm Quyến, hôm 20/8, công bố lợi nhuận ròng trong 6 tháng đầu năm tăng 57%, chủ yếu nhờ số lượng heo chế biến và bán gia tăng.
Một công ty khác được niêm yết trên sàn Thâm Quyến là Huatong Meat Products Chiết Giang cũng cho biết lợi nhuận ròng trong nửa đầu năm 2019 đã tăng tới 10% so với năm ngoái.
Chủ động tìm nguồn cung thay thế
Ngay cả trước khi tuyên bố hoạt động thương mại nông nghiệp sẽ bị tạm hoãn được đưa ra vào tháng 8, các nhà nhập khẩu thịt heo Trung Quốc đã tìm các nguồn cung thay thế.
Thuế quan đối với thịt heo Mỹ đã lên tới 62%, khiến các sản phẩm này không thể cạnh tranh, dù một số người mua sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để đảm bảo nguồn cung.
Ngay trong tuần tính đến ngày 8/8, sau đợt áp thuế quan mới nhất được tuyên bố, Trung Quốc đã mua hơn 10.000 tấn thịt heo.
Nhân viên phun thuộc khử trùng một trang trại nuôi heo tại phía đông tỉnh Chiết Giang trong tháng 8, nhằm ngăn chặn dịch ASF. Ảnh: Reuters.
Henan Shuanghui Investment & Development, một chi nhánh của WH Group - nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu hơn 100.000 tấn thịt heo từ Mỹ vào Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.
Con số này chiếm một nửa tổng nhập khẩu của cả nước, nhưng không thay đổi so với số liệu của năm ngoái, bất chấp nhu cầu gia tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong một cuộc họp báo hôm 13/8, chủ tịch của Henan Shuanghui cho biết các yếu tố chính trị đã giới hạn tiềm năng mở rộng thương mại thịt heo, và công ty đang tìm cách để tăng nhập khẩu từ châu Âu và Nam Mỹ.
Công ty thương mại thịt Lihe Frozen Foods cũng cho hay đã dừng nhập khẩu thịt đông lạnh Mỹ kể từ khi dịch ASF bùng phát vào năm ngoái.
Thay vào đó, công ty tìm nguồn cung từ Brazil, cũng như tăng nhập khẩu thịt bò và gia cầm, vì người tiêu dùng trở nên cảnh giác về mức độ an toàn của sản phẩm thịt heo dưới ảnh hưởng của tình hình bệnh dịch.
Khả năng thay thế hàng hóa Mỹ với những sản phẩm tương tự từ nhà sản xuất khác của các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã mang lại lợi thế trong cuộc chiến thương mại cho Bắc Kinh.
Theo Nikkei Asia Review, đây là sự bất cân bằng làm giảm niềm tin của Nhà Trắng về việc có thể duy trì lâu hơn Trung Quốc.
Các nhà nhập khẩu thực phẩm Trung Quốc có thể tìm thấy nhà cung cấp từ Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ Latinh không bị ảnh hưởng bởi thuế quan, trong khi các nhà nhập khẩu công nghệ và hàng tiêu dùng của Mỹ có ít lựa chọn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/