|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cà phê cần một cơ chế để bình ổn giá

08:11 | 30/10/2019
Chia sẻ
Hàng hóa luôn có xu hướng biến động dựa trên sự thay đổi cơ bản về cung và cầu. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thấy trong ngành cà phê là sự tương tác phức tạp của các yếu tố đe dọa sự bền vững của ngành, những nông dân có sinh kế phụ thuộc vào nó và sự đa dạng của các loại cà phê.

Sự thay đổi từ mức giá quá cao xuống quá thấp đã khiến nông dân sản xuất nhỏ, những người chiếm phần lớn của hàng triệu người trồng trọt trên thế giới, phải chịu cảnh khốn khổ, từ bỏ các trang trại và có khả năng dẫn đến tình trạng nhập cư bất hợp pháp. 

Điều này đe dọa nhiều nguồn gốc cà phê có sẵn cho các nhà rang xay và người tiêu dùng.

Mặc dù tương đối phức tạp, việc thiết lập một cơ chế bình ổn giá quốc tế có thể khắc phục sự biến động giá một cách cực đoan và mang lại sự ổn định rất cần thiết cho thu nhập của nông dân sản xuất nhỏ.

Sự thiệt hại về giá được thúc đẩy bởi ba yếu tố. 

Thứ nhất, đầu cơ ngày càng tăng trên thị trường hàng hóa, đặc biệt là bởi các quỹ định lượng có thể khuếch đại và kéo dài thời gian chi tiêu ở mức cực đoan. Trong giai đoạn giá giảm, lợi nhuận tài chính cao thu hút nhiều vốn đặc cược vào xu hướng giá xuống.

Thứ hai, thế giới đang chứng kiến một thị trường ngày càng độc quyền với Brazil và Việt Nam giành được thị phần từ các nhà sản xuất Mỹ Latinh và châu Phi; hiện tại, hai quốc gia này chiếm hơn 55% cà phê thế giới.

Cuối cùng, các vùng trồng cà phê đã được cảm nhận tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ, hơn một nửa diện tích cà phê của Trung Mỹ được dự báo sẽ không còn phù hợp để phát triển vào năm 2050. 

Số lượng các sự kiện thời tiết cực đoan trên toàn cầu đang gia tăng và các sự kiện gây thiệt hại như vậy đã được ghi nhận ở Brazil và Việt Nam, với tác động theo cấp số nhân .

Với giá cà phê ở mức thấp nhất trong 15 năm, một đề xuất đã được đặt ra là ra qui định giới hạn tổng vị thế đầu cơ. 

Ý tưởng không phải là không có ích nhưng thị trường phải chấp nhận rằng các nhà đầu cơ cung cấp thanh khoản thiết yếu cho các sàn giao dịch và sẽ khó có cơ quan quản lí nào đặt giới hạn tổng hợp cho bất kì một loại người tham gia nào.

Buộc ngành phải tuyên bố công khai khối lượng mà họ mua từ mỗi nguồn gốc và bao nhiêu nguồn gốc bền vững sẽ giảm thiểu tính chất độc quyền của sản xuất cà phê, giúp các nhà sản xuất thích hợp và thúc đẩy ngành công nghiệp theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, mức giá thấp đối với cà phê bền vững và được chứng nhận không làm giảm bớt các vấn đề phát sinh từ biến động giá.

Screen Shot 2019-10-30 at 7

Biến động giá cà phê arabica trên sàn ICE. Đơn vị: US cent/pound. Nguồn: Financial Times.

Một đề xuất khác là cho các công ty cà phê lớn để trợ cấp cho nông dân đang vật lộn với mức giá thấp. 

Thật tế, một số công ty đã bắt đầu triển khai các khoản thanh toán bổ sung cho nông dân trong chuỗi cung ứng của họ. 

Mặc dù vậy, tốt nhất, điều này cung cấp một khoản bồi thường nhỏ cho một số ít người trồng và, thực tế trong một ngành có tính cạnh tranh cao, nó đi ngược với mong đợi của cổ đông.

Một cơ chế bình ổn giá quốc tế sẽ giúp giảm biến động giá lớn. 

Sự thất bại của các cơ chế như vậy thường là do ở mức giá thấp, theo đó hỗ trợ sản lượng và vì vậy làm trì hoãn sự sụt giảm của nguồn cung, yếu tố giúp giá cao hơn. Điều này kéo dài chu kì giá thấp cho đến khi cuối cùng quĩ hết tiền.

Có hai chìa khóa để tránh kịch bản này, theo Financial Times

Thứ nhất, quỹ nên được vận hành dựa trên các nguyên tắc được thiết kế để phù hợp với các nguyên tắc kinh tế cung và cầu. 

Vì vậy, với mức giá cực thấp, quĩ sẽ trợ cấp cho nông dân để loại bỏ năng lực sản xuất ngắn hạn bằng cách cắt tỉa, đốn cây để lại gốc hoặc trồng lại các giống mới hơn. 

Khi giá ở mức trung bình, quĩ phần lớn sẽ không hoạt động trừ các khoản đầu tư rủi ro thấp. 

Còn ở mức giá cực cao, quĩ sẽ thu lại các khoản trợ cấp và chi phí thông qua hệ thống thuế. 

Thứ hai, quĩ phải được điều hành như một doanh nghiệp khả thi độc lập.

Sự thành công của cơ chế được củng cố bởi nhu cầu ngày càng tăng. Trên thực tế, tại Olam, ước tính thế giới cần sản xuất thêm 40 triệu bao (60kg) cà phê trong vòng 10 năm tới.

Cơ chế này sẽ cần sự tham gia của nhiều bên liên quan, gồm ngành công nghiệp, quĩ phát triển, ngân hàng thương mại và chính phủ của các quốc gia sản xuất. 

Các cuộc thảo luận ban đầu thừa nhận giá trị của phương pháp này và một nhóm đặc nhiệm do Tổ chức Cà phê Quốc tế thành lập sẽ tiếp tục khám phá điều này, cùng với các giải pháp khác, để giải quyết sự biến động giá cả và tính bền vững lâu dài.

Ngoài việc hỗ trợ hàng triệu người nông dân khỏi cảnh khốn khổ do giá thấp gây ra, quĩ sẽ có lợi ích lâu dài hơn. 

Các sáng kiến tái canh được trợ cấp sẽ tạo ra các giống thích ứng hơn với biến đổi khí hậu, triển vọng thu nhập dự đoán được sẽ khuyến khích nông dân thế hệ tiếp theo, và sự ổn định về giá sẽ tốt cho cả tiêu thụ và đầu tư công nghiệp.

Mặc dù, thế giới có thể lựa chọn không làm gì, chấp nhận giá lên xuống, và thấy hàng triệu nông dân mất sinh kế trong khi thị trường mất đi sự đa dạng của cà phê.

Lyly Cao

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.