|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Bùng nổ' cuộc đua công nghệ giáo dục ở châu Á

22:26 | 07/06/2018
Chia sẻ
Mặc dù công nghệ giáo dục (Edtech) đã và đang được phát triển mạnh mẽ trong khu vực và thế giới, nhưng vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam.
bung no cuoc dua cong nghe giao duc o chau a Block.vn: Đế chế học trực tuyến của nền giáo dục 4.0

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm 54% thị trường Edtech toàn cầu vào năm 2020. Đua nhau số hóa giáo dục

bung no cuoc dua cong nghe giao duc o chau a
Mới đây, Got It mở rộng kết nối tri thức tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng hỏi- đáp trực tiếp cho lĩnh vực giáo dục. Ảnh: Việt Hải

Ông Charles McIntyre, đồng sáng lập EdTechXEurope cho biết, hệ thống giáo dục ở châu Á có quy mô lớn nhất thế giới, với cơ cấu dân số trẻ và tiếp cận sớm với các thiết bị công nghệ hiện đại. “Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư lớn dễ dàng nhận ra tiềm năng phát triển thị trường Edtech ở châu Á", ông Charles nhấn mạnh.

Ngoài Goldman Sachs, Times Internet, Xiaomi, Baidu và Tencent, thì Quỹ đầu tư của Mark Zuckerberg và Sáng kiến Chan Zuckerberg (CZI) cũng đang đẩy mạnh số hóa giáo dục thế giới, và một trong những Cty khởi nghiệp đầu tiên mà CZI tài trợ ở châu Á là Byju’s- Cty cung cấp phần mềm học trực tuyến của Ấn Độ...

Câu chuyện nhiều thách thức

Tại Việt Nam, đáng chú ý là Samsung đã kết hợp cùng Lego Education phát triển Edtech. Gần đây nhất là Got It mở rộng kết nối tri thức tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng hỏi – đáp trực tiếp cho lĩnh vực giáo dục.

Mặc dù có tiềm năng rất lớn, nhưng các chuyên gia nhận định, Edtech tại Việt Nam chưa thâm nhập sâu vào thị trường đại chúng và mới chỉ dừng ở các lớp học online hoặc các video giảng dạy trên các trang web đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, việc số hóa giảng dạy cũng như đưa robot trợ giảng vào học tập vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

"Việt Nam hiện vẫn đang loay hoay với chuyện đem công nghệ vào giáo dục", GS.TS. Vương Thanh Sơn, Đại học British Columbia đánh giá và nhận định, nguyên nhân do chưa có nhiều chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Các ứng dụng công nghệ tiên tiến mới nhất hiện chỉ được áp dụng tại một số trường đại học, trong khi đó việc ứng dụng công nghệ tại các bậc học khác còn hạn chế.

Do vậy, chuyên gia này kiến nghị, Chính phủ cần có cơ chế mở, đồng thời đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đổi mới Edtech, tránh làm mất thị trường vào tay các “ông lớn” nước ngoài.

Xem thêm

Cẩm Anh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.