|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bức tranh toàn cảnh thị trường tài chính tiêu dùng năm 2018

07:00 | 14/06/2019
Chia sẻ
Trong khi thị trường tài chính tiêu dùng đang ngày càng đi vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt khi tăng trưởng chậm lại, các công ty tài chính tiêu dùng đang tự tìm định hướng cho mình để có thể giữ thị phần và lợi nhuận ở mức tốt nhất.

Tốc độ tăng trưởng tài chính tiêu dùng chậm lại rõ rệt

Theo báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của FinnGroup, trong năm 2018 tốc độ tăng trưởng tài chính tiêu dùng của Việt Nam hiện đang có dấu hiệu chậm lại rõ rệt. So với mức tăng trưởng 59% của 5 năm trước, tăng trưởng của năm 2018 đã hạ nhiệu giảm xuống chỉ còn 30,4%.

Tăng trưởng của các công ty tài chính (Fincos) cũng không duy trì tốc độ mạnh như trước, giảm từ 38% trong năm 2017 xuống chỉ còn 15% năm 2018. 

Screen Shot 2019-06-13 at 11

Nguồn: FinnGroup.

Miếng bánh tài chính tiêu dùng được phân chia ra sao trong năm 2018?

Bức tranh thị trường tài chính tiêu dùng năm 2018 ghi dấu ấn với số lượng "tay chơi mới" gia nhập thị trường tăng đáng kể. Nếu trong năm 2015, chỉ có một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực này thì trong năm  2019 đã tăng lên 16 công ty hoạt động và được cấp phép,  không tính các ứng dụng fintech.

Xét về thị phần FE Credit vẫn là công ty có thị phần lớn nhất với 47,3% (giảm từ mức 48,9% trong năm 2017). Tiếp đó là Home Credit với 16,9% thị phần (giảm từ 17,3% năm 2017).

Báo cáo cũng nhấn mạnh về màn trình diễn ấn tượng của MCredit, công ty tài chính tiêu dùng của MBBank, đã chiếm hơn 5% thị phần vào năm thứ hai sau khi ra mắt nhờ sự tập trung mạnh mẽ vào các khoản vay tiền mặt, tiếp theo là SHB Finance và Easy Credit.

Screen Shot 2019-06-13 at 11

Nguồn: FinnGroup.

Hai nhóm với hai hướng đi khác biệt

FinnGroup thực hiện chia tách những công ty trong lĩnh vực này thành hai nhóm theo chiến lược tăng trưởng. Một số ưu tiên lợi nhuận với chi phí nợ xấu cao trong khi một số ưu tiên chất lượng tài sản tốt hơn và an toàn vốn.

FE Credit tiên phong trong nhóm ưu tiên tăng trưởng

Nhóm các công ty ưu tiên tăng trưởng thị phần và lợi nhuận và chấp nhận chất lượng tài sản thấp hơn như FE Credit, Mcredit, HD Saison, Toyota Finance, gọi chung là nhóm "Tích cực".

FE Credit được nhận định là "người tiên phong" trong chiến lược này thông qua việc tung ra các sản phẩm mới và đầu tư vào đổi mới công nghệ. Công ty này có tăng trưởng cho vay cao (19%) đi kèm với nợ xấu cao (6%). Cùng với đó, dự phòng của họ cũng ở mức cao bằng khoảng 65% tổng thu nhập hoạt động.

Tương tự, Mcredit với mức tăng trưởng vượt mức 254% cũng là một người chơi tích cực. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung vào các khoản vay tiền mặt sẽ làm tăng rủi ro cho công ty khi nợ xấu hiện đang thuộc về mức cao nhất là 6%.

Screen Shot 2019-06-13 at 11

Nguồn: FinnGroup.

Trong khi đó, với đặc điểm đặc thù là một công ty cung cấp các khoản vay thế chấp, ô tô cho ô tô Toyota, Toyota Finance sẽ đối mặt với hạn chế về NIM và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhờ nhu cầu mạnh mẽ về thị trường xe ô tô của Việt Nam, công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh của số cho vay.

Trái ngược với ba công ty trên, HD Saison đã phải chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng do công ty thay đổi hướng từ mở rộng phạm vi sang tập trung vào các khách hàng hiện tại trong hệ sinh thái HDBank - Vietjet - HD Saison.

Những "tay chơi" thận trọng

Trái ngược với nhóm ưu tiên tăng trưởng là những người chơi thận trọng với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng tương đối chậm và nợ xấu thấp hơn, nhưng chất lượng tài sản và an toàn vốn mạnh hơn.

Dẫn đầu của nhóm này là Mirae Asset, công ty đã tăng trưởng mạnh 79% khi công ty bắt đầu tập trung vào các khoản vay tiền mặt như một động lực tăng trưởng trong khi tỉ lệ nợ xấu vẫn đạt mức trung bình 5%. Tuy nhiên, điều này đã không được chuyển thành lợi nhuận cao hơn.

Home Credit là một ví dụ điển hình tiếp theo với các tỉ lệ NIM, ROA, ROE ở mức cao và tỉ lệ nợ xấu thấp chỉ ở mức 4%. Theo Finn, trong tương lai gần, dự kiến Home Credit sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn do mối quan hệ đối tác chiến lược với công ty phát hành ví điện tử Momo.

Screen Shot 2019-06-13 at 11

Nguồn: FinnGroup.

JACCS là một trong nhóm người chơi bảo thủ khi công ty có mức tăng trưởng tín dụng khiêm tốn do số lượng hợp đồng mới và các khoản vay ô tô giảm. Ngoài ra, việc trở thành người tiên phong trong thị trường thẻ tín dụng không đảm bảo JACCS giữ được vị thế nổi bật của mình khi việc tiếp cận thận trọng với các khoản vay của họ đã cho phép những người mới hơn (FE Credit, Home Credit) vượt qua.

Prudential Finance (nay trở thành Shinhan Finance) là công ty có tăng trưởng thấp nhất ở mức 1% do không có khoản vay mới nào được ghi nhận trong năm 2018. Điều này đã cho phép giảm chi phí, dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt hơn.Việc đi theo hai chiến lược khác biệt của các công ty cho thấy sự thay đổi không ngừng để tìm ra điểm ngọt cho tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường ngày nay.

Diệp Bình