Bông hữu cơ có thể là giải pháp để ngành thời trang nhanh giảm tội lỗi với môi trường
Thật khó để chúng ta giữ quần áo và tiếp tục mặc chúng trong một thời gian dài khi mà chúng ta luôn đối mặt với một loạt những kiểu dáng mới mẻ, hấp dẫn được bày bán trong các cửa hàng quần áo.
Nhưng trước khi bạn bắt đầu săn lùng mua quần áo cho những đợt giảm giá hấp dẫn vào đầu năm hay cuối năm, hãy suy nghĩ về tác động của thời trang nhanh đối với môi trường.
Thời trang nhanh tập trung vào tốc độ và chi phí thấp để cung cấp các bộ sưu tập mới thường xuyên lấy cảm hứng từ sàn diễn thời trang hoặc phong cách của người nổi tiếng.
Nhưng nó đặc biệt tác động xấu cho môi trường, vì áp lực phải giảm chi phí và thời gian để đưa một sản phẩm từ khâu thiết kế đến việc bày bán tại cửa hàng, có nghĩa là các chi phí cho môi trường có nhiều khả năng bị cắt giảm.
Ngành thời trang may vừa tiêu tốn tài nguyên, vừa gây hậu quả tai hại cho môi trường. Ảnh: Just Style
Các lời chỉ trích về thời trang nhanh bao gồm tác động tiêu cực đến môi trường, ô nhiễm nước, sử dụng hóa chất độc hại và tăng mức độ chất thải dệt may.
Màu sắc rực rỡ, các mẫu họa tiết in và vải tốt là những đặc điểm hấp dẫn của quần áo thời trang, nhưng để có được những thứ này phải sử dụng đến các hóa chất độc hại. Dệt nhuộm là ngành gây ô nhiễm nước sạch lớn thứ hai toàn cầu, sau nông nghiệp.
Chiến dịch Detox gần đây của Greenpeace là công cụ thúc đẩy các thương hiệu thời trang hành động để loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi chuỗi cung ứng của họ, sau khi Greenpeace thử nghiệm một số sản phẩm của các thương hiệu và xác nhận có tồn tại các hóa chất độc hại.
Nhiều chất trong số này bị cấm hoặc quy định nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia khác nhau vì chúng độc hại, tích lũy sinh học (có nghĩa là chất này tích tụ trong một sinh vật nhanh hơn sinh vật có thể bài tiết hoặc chuyển hóa nó), gây rối loạn nội tiết tố và gây ung thư.
Polyester là loại vải phổ biến nhất được sử dụng cho thời trang. Nhưng khi quần áo polyester được giặt trong máy giặt trong máy, chúng sẽ thải ra các vi sợi, làm tăng thêm mức độ nhựa trong đại dương của chúng ta.
Những vi sợi này rất nhỏ và có thể dễ dàng đi qua các nhà máy xử lý nước thải và nước thải vào môi trường nước của chúng ta, nhưng vì chúng không phân hủy sinh học nên chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống thủy sinh.
Sinh vật nhỏ như sinh vật phù du ăn các vi sợi, sau đó chúng sẽ trở thành thức ăn cá và động vật có vỏ và con người sẽ ăn những động vật này.
Tác động tàn phá của việc sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, để trồng bông, đã được tái hiện trong một bộ phim tài liệu The True Cost. Bộ phim kể về cái chết của một nông dân trồng bông ở Mỹ do khối u não và nói về dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ em của nông dân trồng bông Ấn Độ.
Trồng bông đòi hỏi lượng nước và thuốc trừ sâu cao để ngăn ngừa mất mùa, vấn đề này có thể xảy ra ở các nước đang phát triển thiếu đầu tư đầy đủ và có nguy cơ bị hạn hán.
Hầu hết các loại bông được trồng trên toàn thế giới đều được biến đổi gen để kháng sâu bệnh của sâu đục thân, do đó cải thiện năng suất và giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
Nhưng giải pháp này cũng có thể dẫn đến các vấn đề tiếp theo, chẳng hạn như sự xuất hiện của các siêu cỏ dại, có khả năng kháng thuốc trừ sâu tiêu chuẩn. Chúng thường cần được xử lý bằng thuốc trừ sâu độc hại hơn có hại cho vật nuôi và con người.
Vì vậy, mức độ quan tâm của dư luận đối với bông hữu cơ đang tăng dần. H&M và Inditex, công ty mẹ của Zara, nổi bật trong số năm thương hiệu sử dụng bông hữu cơ hàng đầu thế giới tính theo khối lượng trong năm 2016. Nhưng tổng lượng bông hữu cơ được sử dụng chiếm chưa đến 1% trên tổng số vụ bông hàng năm của thế giới.